Tuy không áp dụng hình thức miễn visa đối với người Việt nhưng ĐSQ Nhật Bản đã có những yêu cầu thả lỏng hơn trước rất nhiều. Trong trường hợp thất bại, đương đơn cần phải xử lý thế nào khi hồ sơ visa Nhật Bản bị đánh trượt hoặc hủy bỏ?
Câu hỏi:
Mặc dù nói là kích cầu du lịch nhưng Nhật Bản xét duyệt hồ sơ quá khắc khe, khắc khe đến nỗi không thể tưởng tượng được. Như nhiều người nói, du lịch tự túc rất dễ bị đánh rớt nhưng tại sao tôi có lá thư mời từ người thân sao vẫn bị đánh rớt? Nhận được kết quả mà tôi bần thần chẳng biết phải nói gì, xin hỏi trường hợp của tôi có thể làm gì để vớt vát kết quả hay không?
Trả lời:
Chào bạn,
Thật đáng tiếc khi nghe về điều đó, hầu hết khi visa bị từ chối hoặc đánh trượt nhân viên Lãnh sự quán sẽ không cho biết lý do vì sao. Điều bạn cần làm lúc này: 1 là kháng cáo; 2 là cần xem xét mình thiếu sót, sai phạm những gì và chờ 6 tháng sau nộp lại mà thôi.
1. Trường hợp kháng cáo:
Trước khi nộp đơn kháng cáo bạn nên hãy chắc chắn rằng mình không rơi vào một trong những nguyên nhân khiến hồ sơ xin visa bị loại, xem xét lại tất cả giấy tờ của mình xem có vấn đề gì về pháp lý hay không? Những giấy tờ khác ngoài chứng minh công việc, thu nhập của bạn như:
Chứng minh tài sản, tài chính.
Ràng buộc tại Việt Nam
Một lịch sử du lịch tốt của chị đã đủ để được cấp VISA hay chưa?
Ngoài ra, khi kháng cáo bạn nên cung cấp những giấy tờ có khả năng chứng minh mạnh mẽ hơn. Cần cung cấp cả những giấy tờ phụ như:
Bảo hiểm du lịch
Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội,
Giấy booking máy bay, booking khách sạn và một lịch trình chi tiết.
Cách sắp xếp hồ sơ không hợp lý cũng có thể khiến cho hồ sơ của bạn bị đánh rớt trong khi bạn của bạn hồ sơ yếu hơn nhưng lại có một cách sắp xếp, trình bày hợp lý và dễ dàng kiểm tra hơn. Cũng có thể vì sắp xếp không hợp lý mà nhân viên lãnh sự đã bỏ qua một số giấy tờ quan trọng của bạn trong quá trình kiểm tra, xét duyệt.
** Lưu ý :
Phải nộp đơn kháng cáo nhanh nhất có thể sau khi bị từ chối. Để quá lâu thì kháng cáo sẽ không còn hiệu lực. Việc kéo dài thời gian là không tốt cho việc kháng cáo, vì vậy bạn nên sớm hoàn thành hồ sơ để nộp đơn kháng cáo.
2. Trường hợp nộp lại hồ sơ:
Cần thực sự chăm chút và chuẩn bị kỹ hồ sơ để tạo được một bộ hồ sơ khiến bên Đại sứ quán chấp nhận:
– Làm rõ nhất mục đích đến Nhật của bạn là gì?
– Chuẩn bị tài chính đầy đủ, có thể chi tiêu một cách thoải mái trong thời gian bạn ở Nhật. Chứng minh ít tiền thì nguy cơ bị từ chối cao hơn, tuy nhiên cũng không nên chứng minh quá nhiều.
– Người bảo lãnh hoặc người có mối quan hệ thân nhân được nêu trong hồ sơ phải thực sự đáng tin cậy và có đủ khả năng tài chính.
– Đề nghị số ngày lưu trú phù hợp với mục đích và lịch trình của chuyến đi.
– Trường hợp cần phỏng vấn thì hãy chuẩn bị trước các câu hỏi có thể được hỏi và đưa ra câu trả lời trước nếu có thể. Hãy thành thật và tự tin trả lời những gì được hỏi một cách trung thực nhất.
– Cần lưu ý rõ hơn về mối ràng buộc giữa bạn với Việt Nam, điều này đặc biệt quan trọng vì nó chứng minh rằng bạn sẽ không có lý do để trốn ở lại Nhật sau khi thời hạn lưu trú trên visa đã hết hạn.
Hầu hết ĐSQ không có quy định không được nộp hồ sơ bị từ chối, nếu hồ sơ của bạn bị từ chối thì bạn có thể nộp lại sau 6 tháng kể từ ngày bị từ chối. Một điều có thể giúp cơ hội được cấp visa của bạn cao hơn, đó là hãy nộp hồ sơ vào mùa thấp điểm. Nếu nộp lại hồ sơ vào mùa cao điểm du lịch, du học… thì nhân viên Lãnh sự quán rất ái ngại xét duyệt những hồ sơ trước đó đã bị từ chối.
Điều quan trọng nhất là bạn phải thể hiện được sự trung thực tuyệt đối với những thông tin đã khai, nếu trượt tới lần thứ 2 nữa thì khả năng được cấp visa Nhật Bản sẽ gần bằng 0. Chính vì thế, nếu đã từng bị từ chối 1 lần thì hãy cẩn thận tuyệt đối với hồ sơ nộp xin visa Nhật Bản đợt 2 nhé.
Hy vọng với thông tin trên sẽ giúp bạn kiểm định lại thông tin và lý giải được câu hỏi: “Xử lý thế nào khi hồ sơ visa Nhật Bản bị đánh trượt hoặc hủy bỏ?”
Nếu còn thắc mắc gì cần được tham vấn thêm xin vui lòng đến trực tiếp Công ty trong khoảng thời gian: 8h – 17h (Thứ 2 – Thứ 6), 8h – 12 (Thứ 7) hoặc gọi qua các số: 0979.555.090 – 0911.901.100 để nhận được sự hỗ trợ kịp thời về các vấn đề liên quan đến visa Nhật Bản.
Trân trọng!