Không cùng huyết thống có thể xin visa diện thăm thân Nhật Bản?

Nhật Bản là 1 trong số các quốc gia có quy trình xét duyệt khá khắc khe, thậm chí còn bị hạn chế cấp visa trong 1 số trường hợp. Vậy, nếu đương đơn không cùng huyết thống có thể xin visa diện thăm thân Nhật Bản?

Câu hỏi:

Trước đây tôi có quen và đi đến kết hôn với 1 người đã qua 1 lần đò cùng cô con gái riêng, sau 7 năm chung sống không may chồng cũ tôi qua đời và hiện tại tôi vừa mới kết hôn với người có quốc tịch Nhật Bản.

Xin hỏi, giờ tôi muốn qua Nhật thăm chồng và dắt con gái theo thì cháu có đủ điều kiện để được cấp visa không? Nói thêm, tuy không cùng huyết thống nhưng về mặt giấy tờ cháu như con đẻ và hiện tại tôi là người thân duy nhất của cháu, bởi mẹ ruột đã đi biệt xứ từ khi cháu ra đời. Mong nhận được hỗ trợ từ ChuduTravel. (Thanh Yến – Đà Nẵng).

Khong-cung-huyet-thong-co-the-xin-visa-dien-tham-than-Nhat-Ban-1

Trả lời:

Chào chị,

Với tình huống đã được nêu trong phần trên, chúng tôi xin được nêu 1 số ý kiến sau:

– Theo quy định của Đại sứ quán, Lãnh sự quán Nhật Bản, những trường hợp có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời mới đủ điều kiện để xin diện thăm thân. Vậy với trường hợp là con riêng của chồng trước thì cháu có đủ điều kiện để xin visa cùng với mẹ với diện thăm thân? Xin được thưa là hoàn toàn có thể chị nhé. Vì hiện tại trên mặt giấy tờ, cháu đã là con gái của chị, nay mẹ sang Nhật thăm chồng thì hiển nhiên con gái có thể đi theo cùng với diện thăm thân.

Để hiểu hơn về visa thăm thân Nhật Bản, chị có thể tham khảo quy trình với những loại giấy tờ như sau:

1. Hộ chiếu của người xin visa (ở đây là bố mẹ hoặc người thân của bạn).

2. 01 ảnh 4,5cm x 4,5cm dán vào tờ khai ở trên.

3. Tài liệu chứng minh mối quan hệ giữa người mời và người xin visa.

4. Giấy tờ chứng minh tài chính: sao kê lương 3 tháng gần nhất, hợp đồng lao động, sổ tiết kiệm trên 100 triệu, sổ sở hữu nhà đất, oto … Nếu là chủ doanh nghiệp thì mang theo giấy phép kinh doanh, giấy tờ đóng thuế 3 tháng gần nhất.

Lưu ý: Tất cả các giấy tờ này nếu không phải là song ngữ thì phải dịch thuật sang tiếng Anh hoặc Nhật. Bản photo phải công chứng.

Phía người mời bên Nhật Bản sẽ cần các loại giấy tờ sau:

1. Giấy lý do mời (tải tại đây), trong đó:

2. Bản sao hộ tịch (Trường hợp người mời hoặc vợ / chồng là người Nhật)

Lưu ý: Trường hợp người bảo lãnh chịu chi phí ở mục (4) phía trên, hãy xuất trình các tài liệu từ mục (3) – (5) dưới đây:

3. Giấy chứng nhận bảo lãnh (tải tại đây)

4. Các giấy tờ liên quan đến người bảo lãnh như sau :

2 trong 3 giấy tờ sau(chứng nhận đang làm việc + chứng nhận thu nhập, hoặc chứng nhận đang làm việc + số dư tiền gửi ngân hàng)

  • Giấy chứng nhận đang làm việc xin.
  • Giấy chứng nhận thu nhập.
  • Giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng xin ở ngân hàng

Hoặc 2 giấy tờ sau:

  • Bản lưu giấy đăng ký nộp thuế (Bản sao).
  • Giấy chứng nhận nộp thuế (bản ghi rõ tổng thu nhập).

5. Phiếu công dân (Bản có ghi quan hệ của các thành viên trong gia đình).

6. Bản photo tất cả các trang hộ chiếu của người bảo lãnh.

Lưu ý, dù cháu trên hay dưới 18 tuổi thì cũng được công nhận là 1 công dân, vì thế vẫn phải đảm bảo 1 bộ hồ sơ hoàn chỉnh khi muốn đến Nhật Bản. Mặt khác, ngoài những giấy tờ trên, nếu cháu vẫn còn trong độ tuổi đi học thì chị cần phải xin thêm các loại giấy sau:

– Giấy khai sinh

– Xác nhận đang học tại trường hoặc thẻ học sinh và Giấy quyết định của nhà trường cho nghỉ để đi du lịch, dù đang trong thời gian nghỉ lễ hay hè.

– Nếu trẻ em dưới 18 tuổi mà không đi cùng với cha mẹ thì phải có thư uỷ quyền của cha mẹ cho phép trẻ đi du lịch cùng với người khác. Chữ ký của cha mẹ trong thư uỷ quyền phải được chính quyền địa phương xác nhận.

– Chứng minh tài chính của cha mẹ

Với phần giải đáp trên hi vọng đã cho chị những thông tin cần thiết trả lời cho câu hỏi Không cùng huyết thống có thể xin visa diện thăm thân Nhật Bản? Mọi trở ngại, thắc mắc cần được hỗ trợ thêm vui lòng gọi qua các số: 0979.555.090 0911.901.100 để được nhân viên của ChuduTravel tư vấn nhanh chóng.

Trân trọng!

Tin liên quan: