Được biết đến là biểu tượng văn hóa của Nhật Bản nhưng theo giả thuyết sushi lại có nguồn gốc từ Trung Hoa. Chẳng biết hồi kết thế nào, đến đâu sushi vẫn là món được ưa chuộng khắp thế giới; chẳng những thế, chúng còn được biến thể dưới dạng nhiều món ăn.
Sushi là sự lắp ghép giữa từ “su” (có nghĩa là giấm) và “meshi” (có nghĩa là gạo). Thành phần cơ bản của sushi nguyên thủy gồm gạo, giấm và cá, đôi khi có thêm nori (rong biển khô) bên ngoài cùng wasabi và các loại nước sốt khác.
Có nhiều giả thuyết mâu thuẫn với nhau về nguồn gốc thực sự của sushi, thậm chí còn xuất hiện báo cáo cho rằng sushi xuất thân từ vùng… Đông Nám Á. Trong số đó, giả thuyết được ủng hộ nhất vẫn là sushi vốn đã được phát triển từ Trung Quốc trong thế kỉ 4 như một loại dimsum đặc biệt, cho phép bảo quản hải sản tươi lâu hơn bằng cách lên men chúng (thịt cá đã được lên men tự nhiên khi cuốn chung với cơm trộn giấm). Cách chế biến đó đã được giới thiệu đến Nhật vào khoảng thế kỉ thứ 9 và ngay lập tức được đảo quốc này ưa chuộng bởi nhiều lí do, mà trước hết là bởi đặc trưng của nền nông nghiệp đánh bắt thủy sản khiến Nhật Bản luôn phải “đau đầu” với việc giữ cho tôm cá không ôi thiu.
Cùng với thời gian và bàn tay tài tình của các nghệ nhân Nhật Bản, sushi đã được chế biến dưới nhiều công thức khác nhau, phù hợp với sở thích và khẩu vị của từng quốc gia mà sushi du nhập. Phổ biến và nổi tiếng nhất vẫn là 5 loại sushi dưới đây.
Temakizushi (sushi cầm tay)
Hiểu nôm na là loại sushi tự cuốn, nguyên liệu phổ biến là tảo biển nori và cơm sushi. Tất cả những gì bạn cần chuẩn bị chỉ là cơm sushi, loại hải sản ưa thích và rong biển. Một số người thường cho thêm thịt bò cay, gà teriyaki, quả bơ thái lát và sốt mayonnaise để làm tăng thêm hương vị.
Kaiten sushi hay (sushi băng chuyền)
Theo truyền thống, sushi được phục vụ trực tiếp tại quầy và chuyển cho thực khách ngồi đối diện. Tuy nhiên ngày nay, Kaiten sushi dần trở nên phổ biến không chỉ ở Nhật mà còn tại nhiều nước trên thế giới. Các loại sushi khác nhau được đặt trên băng chuyền và di chuyển qua mỗi bàn. Bạn có thể thoải mái lựa chọn những gì thích ăn và tính tiền dựa trên số lượng đĩa khi kết thúc.
Inari zushi
Là túi đậu phụ chiên chỉ chứa đầy gạo sushi (túi đậu chiên giòn). Một cuốn inarizushi bao gồm đậu xanh, cà rốt, và gobo cùng với gạo, được bọc trong một mảnh tam giác aburaage (đậu hũ chiên) là một đặc sản Hawaii, nơi nó được gọi là sushi nón và thường được bán trong okazu-ya (Nhật Bản Delis) và là thành phần của hộp bento.
Chirashizushi hay sushi trộn
Sushi được phục vụ trên những đĩa đầy màu sắc, bao gồm các loại hải sản, trứng tráng thái sợi, rong biển nori và phủ bên trên cơm trắng. Đây là món ăn dễ dàng làm tại nhà, thường phục vụ vào những dịp đặc biệt như sinh nhật hoặc lễ hội bé gái ngày 3/3.
Sushi không hải sản sống
Đây là món sushi hoàn hảo cho những người không ăn được hải sản tươi sống. Thay vì sử dụng cái tươi hoặc các loại hải sản, đầu bếp sẽ sử dụng các loại thực phẩm đã qua chế biến như cá hồi sốt, thịt bò, gà, dưa chuột, trứng tráng, xà lách, rau diếp và bơ…
Cũng giống như cơm Việt Nam, sushi là món ăn truyền thống không thể thiếu trong bữa ăn Nhật Bản. Không chỉ thu hút bởi màu sắc hấp dẫn, sushi còn mang đến cho thực khách những cảm nhận mới lạ, đồng thời có lợi cho sức khỏe… Với những lý do như thế thì chẳng có lý do nào đến Nhật Bản mà có thể bỏ qua Sushi – nét văn hóa nổi tiếng của Nhật Bản phải không nào!