Chẳng cần đến phim hay những câu chuyện ma mị, nếu muốn thử độ gan dạ hãy đến với Aokigahara, khu rừng tự sát ở Nhật Bản nằm ở phía Tây Bắc núi Phú Sĩ. Nơi có những tán cây xoắn chặt và nền đất dung nham tạo nên 1 không gian khá rùng rợn.
Aokigahara là khu rừng ở phía tây bắc chân núi Phú Sĩ, cách thủ đô Tokyo 100 km. Với những tán lá rậm xanh dày, nơi đây được mệnh danh là “Biển Cây”. Cây cối trong rừng Aokigahara phát triển nhanh chóng trên nền dung nham cứng trải dải 30km2 từ vụ phun trào lớn nhất của Phú Sĩ vào năm 864.
Trong khu rừng rộng lớn còn có nhiều hang động chứa đầy băng. Nhiều nơi đã trở thành điểm tham quan nổi tiếng cho du khách đến du lịch Nhật Bản. Tuy nhiên, nơi đây không phải là điểm lý tưởng cho các phượt thủ khi những tán cây xoắn chặt và nền đất dung nham tạo ra không gian rùng rợn.
Theo truyền thuyết, Aokigahara được cho bị các yurei hay những bóng ma từ thần thoại Nhật Bản ám ảnh. Tuy nhiên trong những năm gần đây, khu rừng trở thành địa điểm tự sát nổi tiếng nhất thế giới, sau hàng loạt vụ tự tử xảy ra.
Tại đường mòn ở Aokigahara có những tấm biển quảng cáo đường dây nóng ngăn tự sát với các thông điệp như: “Mạng sống là điều quý báu mà cha mẹ đã trao cho bạn”. Một số biển khác cung cấp số điện thoại để giúp đỡ những người nợ nần. Người dân địa phương thường đi tuần tra trong rừng, nói chuyện với những người đi một mình, có dấu hiệu trầm cảm hoặc có ý định tự tử.
Theo Susumu Maejima – phó phòng Cảnh sát Fujiyoshida, nói: “Tôi nghĩ những người tự tử có nỗi đau khủng khiếp. Đó là lý do chúng tôi đang thực hiện các nỗ lực để ngăn chặn các vụ tự sát”.
Mặc dù các quan chức tin rằng các biện pháp như vậy đã giúp giảm số vụ tự tử trong rừng xuống còn khoảng 30 vụ một năm, so với mức 100 vụ một năm ở thập niên trước. Tuy nhiên với những ồn ào từ video có cảnh thi thể tại khu rừng Aokigahara, còn có tên là Biển Cây ở dưới chân núi Phú Sĩ của Logan Paul khiến các quan chức địa phương lo lắng trước sự cố gắng thay đổi tiếng xấu cùa Aokigahara trở nên công cốc; thậm chí còn khiến nhiều người tuyệt vọng hơn.
Nhật Bản từ lâu đã phải vật lộn để chống lại tỷ lệ tự tử cao. Năm 2016, theo thống kê của Bộ Y tế và cơ quan cảnh sát quốc gia, gần 22.000 người đã tự vẫn, tương đương tỷ lệ 17,3/100.000 người. Con số này là một sự cải thiện so với đỉnh điểm vào năm 2003 với gần 34.500 người, tức tỷ lệ 27/100.000 người. (Tỷ lệ ở Mỹ vào năm 2014 là 13,5/100.000).
Áp lực công việc và học tập từ lâu đã được cho là nguyên nhân gây ra suy nhược tinh thần nghiêm trọng dẫn đến tự sát. Ngoài ra, còn có các yếu tố khác như cô lập với xã hội và thiếu dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần.
Riêng năm 2003, có tới 105 thi thể được tìm thấy trong rừng. Năm 2010, có tới hơn 200 người cố gắng tự tử song chỉ 54 người quay trở về cuộc sống. Thời điểm nhiều người tìm đến cái chết nhất thường vào tháng 3, tháng cuối cùng của năm tài chính ở Nhật. Nhiều người mang lều cắm trại trong rừng nhiều ngày, không ngừng chất vấn về số phận của mình.
Nhật Bản có tỷ lệ tự sát cao nhất thế giới, trong đó 60% các vụ tự tử diễn ra ở nhà. Đặc biệt, sau cuộc suy thoái toàn cầu vào năm 2008, con số này không ngừng tăng lên đến mức chính phủ phải dừng việc công khai số vụ tự tử, nhưng tỉnh Yamanashi, bao gồm cả rừng Aokigahara, có tỷ lệ tự sát cao thứ năm tại Nhật.
Nhiều bộ phim nổi tiếng đã lấy bối cảnh để quay ở đây. Bộ phim “Sea of Trees” ra mắt vào năm 2016 kể về một người đàn ông Mỹ tới Aokigahara tự sát và gặp một người Nhật với lý do tương tự. “Forest”, bộ phim kinh dị siêu nhiên của Mỹ phát hành năm 2016 cũng được quay trong khu rừng này.
Sau khi đã nắm những thông tin về Aokigahara, khu rừng tự sát ở Nhật Bản, liệu bạn còn ý định muốn khám phá nơi đây? Nếu muốn được kiểm chứng mức độ rùng rợn, ghê người của khu rừng chết chóc ấy trước tiên bạn cần tìm hiểu thủ tục xin visa du lịch Nhật Bản; ngoài ra, nếu gặp trở ngại trong quá trình xin visa vui lòng gọi qua các số Hotline: 0979.555.090 hoặc 0911.901.100 để được tư vấn và giải đáp.