Lễ Higan – tết thanh minh của người dân xứ hoa Anh Đào

Giống với 1 số nước: Việt Nam, Triều Tiên, Trung Quốc… người Nhật cũng có Tiết thanh minh để kính nhớ ông bà tổ tiên và ngày được gọi là lễ Higan. Vậy ngày thanh minh tại Nhật Bản có gì khác biết so với Việt Nam?

Tiết Thanh minh là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước phương Đông chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa cổ đại. Nó là một trong số hai mươi tư tiết khí của các lịch Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên.

Le Higan 4

“Hi” của “Higan” trong Hán tự có nghĩa là “bên kia”, “Gan” là “bờ”: dùng để ám chỉ “bờ phía bên Tây phương Cực lạc”. Ý nghĩa của Higan chính là cõi Niết bàn hay còn gọi là “Cực lạc Tịnh độ” – vùng đất thanh tịnh, một nơi người Phật tử lúc nào cũng ước muốn được đi đến đó sau kiếp này.

Theo quan niệm của người Nhật Bản, vào ngày giữa của Higan (điểm phân) – mặt trời sẽ mọc ở hướng chính Đông và lặn ở hướng chính Tây – ngay trước cửa Đông của Thế Giới Cực Lạc. Đây là thời gian tốt nhất trong năm để chúng sinh hướng về phía Tây nguyện cầu mong cho linh hồn tổ tiên của họ đang trên đường vãng sinh được chư Phật độ cho siêu thoát khỏi cái kiếp luân hồi.

Le Higan 2

Trải qua hàng thế kỷ, tính đến thời điểm hiện tại lễ thanh minh Higan ở Nhật Bản đã có hơn 1.000 năm trước. Mặc dù nó tương ứng với 2 ngày Xuân phân và Thu phân của Trung Quốc nhưng chỉ có Nhật Bản coi trọng nó như hai dịp lễ lớn của một năm và có ý nghĩ rất đặc biệt.

Trong thời gian một tuần này, người Nhật Bản sẽ thăm viếng phần mộ ông bà, tổ tiên. Theo phong tục, họ sẽ sửa sang lại mộ, dâng hoa, dâng hương, dâng bánh và rượu Sake. Loại bánh đặc trưng trong ngày này là bánh botamochi (sẽ được gọi ohagi trong ngày hạ chí), loại bánh nếp, dẻo, mềm, hơi ngọt được vắt tròn sau đó được phủ quanh bằng một lớp đậu đỏ đánh nhuyễn và ngọt.

Le Higan 3

Ngày Thanh minh ở Nhật Bản còn được xem là ngày bắt đầu mùa hoa anh đào nở, báo hiệu cho một mùa xuân bắt đầu. Sau năm 1948, Chính phủ Nhật thêm một ý nghĩa cho lễ Thanh minh là ngày ngắm thiên nhiên và sự sống. Ngoài việc thăm mộ phần tổ tiên, người Nhật thường cũng đi chùa, và đền Shinto. Họ đi cầu nguyện hạnh phúc và an vui cho cuộc sống. Trong cảnh nhộn nhịp đó, có những gia đình cả nhà mặc đồ truyền thống, những cô gái mặc kimono ôm trên tay một hộp gỗ xinh xắn… đó là những hình ảnh khó quên trong ngày lễ Thanh minh.

Thông thường, theo quy ước tiết thanh minh là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 4 hay 5 tháng 4 khi kết thúc tiết xuân phân và kết thúc vào khoảng ngày 20 hay 21 tháng 4 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết cốc vũ bắt đầu.

Theo lịch âm dương, tiết Thanh Minh năm 2018 bắt đầu từ ngày 5.4 dương lịch (20.2 âm lịch, thứ Năm) và kết thúc vào khoảng ngày 20.4 (5.3 âm lịch, thứ Sáu) khi tiết Cốc vũ bắt đầu; trong khi đó, lễ Higan ở Nhật Bản thường diễn ra trong suốt một tuần (18/3 – 24/3). Nếu có dịp du lịch đến Nhật Bản vào thời gian này hãy cùng bạn bè đi tham quan, ăn những món ăn truyền thống của người Nhật, tới chùa cầu nguyện cho người thân. Và nhất định cuộc sống nơi đây sẽ là một khoảng thời gian khó quên trong suốt cuộc đời các bạn đó.

Tin liên quan: