Được lập thành khá lâu đời, ngay cả trước khi thủ đô Nhật Bản dời về Kyoto năm 794, miếu thờ nghìn cổng Fushimi Inari được biết đến là điện thờ dẫn đầu trong số 40.000 điện thờ phụng Inari – nữ thần gạo và thịnh vượng.
Đền thờ Fushimi Inari Shrine nằm ở phía Nam Kyoto, là ngôi đền quan trọng nhất trong vô số hàng ngàn ngôi đền dành riêng thờ thần Inari – thần Gạo, được lập năm 711. Hầu hết khách nước ngoài đến với đền Fushimi Inari để khám phá những con đường mòn trên núi và phía sau ngôi đền, mặc dù vậy đền thờ vẫn luôn có một sức hút đặc biệt, làm nên giá trị của chuyến thăm đến với đền Fushimi Inari. Lối vào của đền thờ là cổng Romon được trao tặng bởi nhà lãnh đạo nổi tiếng Toyotomi Hideyoshi vào năm 1589. Phía sau cổng là đền thờ chính (Honden) và các tòa nhà phụ trợ khác.
Để bước vào nơi linh thiêng Fushimi Inari, bạn phải đi qua hơn 10.000 cánh cổng Senbon Torii nhuộm một màu đỏ thắm san sát nhau trùng điệp trải dài 4km, tạo thành một mạng lưới lối đi phía sau kiến trúc chính của ngôi đền. Con đường ấy đưa lối vào khu rừng linh thiêng đỉnh Inari có độ cao 233 mét nằm thuôc trong khuôn viên ngôi đền.
Lịch sử ghi chép lại rằng, hàng nghìn năm trước, khi bắt đầu trồng trọt vụ mùa mới, người dân ở cố đô Kyoto đều đến Fushimi Inari để cầu khấn xin thần ban cho một vụ mùa bội thu, tươi tốt, nên về sau nước Nhật mới trở thành một cường quốc cộng nghiệp mạnh mẽ như ngày nay. Và để tạ ơn thần, người dân đã dựng rất nhiều cổng torii bằng gỗ tuyết tùng, phủ sơn màu đỏ chói, dẫn đến số lượng cổng khổng lồ như ngày nay.
Vì theo tín ngưỡng của người dân thì những chiếc cổng đỏ torii mang ý nghĩa tượng trưng cho một mốc thời gian chuyển tiếp giữa thế giới phàm trần và cõi linh thiêng hay nói một cách đây chính là cửa ngõ đi vào thế giới của thần linh.
Đó là lý do tại sao để bước vào nơi linh thiêng Fushimi Inari, bạn phải đi qua hơn 10.000 cánh cổng Senbon Torii nhuộm một màu đỏ thắm san sát nhau trùng điệp trải dài 4km, uốn quanh triền núi tạo thành một mạng lưới lối đi phía sau kiến trúc chính của ngôi đền. Con đường ấy đưa lối vào khu rừng linh thiêng đỉnh Inari có độ cao 233 mét nằm thuôc trong khuôn viên ngôi đền, nơi mà dấu ấn về sự giao thoa giữa thần đạo và phật giáo cứ thế tồn tại từ ngàn đời xưa đến tận ngày nay.
Những con cáo được cho là sứ giả của thần Inari, vì thế cáo được đeo khăn đỏ sẽ được trang trí 2 bên cổng Torii.
Du khách mất khoảng 2 – 3 tiếng để thăm viếng, ngắm cảnh vật trên núi và trở lại sau đó, tuy nhiên du khách có thể đi xa tùy ý theo khả năng đến khi họ muốn quay trở lại. Trên đường đi có rất nhiều ngôi đền nhỏ với những chiếc cổng Torii thu nhỏ được các công ty nhỏ hơn trao tặng. Ngoài ra, trên đường còn có nhà hàng với những món đặc sản ở nơi đây như Sushi Inari và “Mì Cáo” (Kitsune Udon), cả hai món đều được cho thêm “aburaage” đặc trưng (đậu hủ chiên), một món được cho là thức ăn ưa thích của cáo.
Sau khoảng 30-45 phút đi lên, mật độ các cửa Torii giảm dần, ở lưng chừng núi du khách sẽ bắt gặp đoạn giao Yotsutsuji, tại đây du khách có thể thưởng thức được cảnh đẹp của Kyoto, đoạn cắt này tạo thành một vòng tròn đến đỉnh núi.
Vào ngày Hatsu-uma trong tháng 2 – thời điểm người ta cho rằng thần linh giáng xuống Inari, đền thờ Fushimi Inari tiến hành nghi lễ Hatsu-uma-mode (cầu phúc). Người viếng đền sẽ được phát cho một nhánh tuyết tùng nhỏ và nó được xem như bùa hộ mệnh giúp kinh doanh thịnh vượng, gia đạo bình an. Từ ngày Shinkosai (ngày chủ nhật gần ngày 20/4 nhất) đến ngày Kankosai (ngày 3/5), đền thờ sẽ tổ chức lễ hội Inari-matsuri – một lễ hội được lưu truyền từ thời Heian. Trong lễ hội này, 5 chiếc kiệu sẽ được khiêng đi vòng quanh khu vực sinh sống của những người dân là tín đồ của đền thờ.
Du khách có thể tham quan lễ hội Inari-matsuri cả ngày lẫn đêm, nhưng nơi phát bùa hộ mệnh chỉ mở cửa từ 7:00 đến 18:00; và nơi cầu nguyện chỉ mở cửa từ 8:30 đến 16:30. Đền Fushimi Inari trải rộng trên toàn bộ ngọn núi Inari nên nếu tham quan chùa vào thời điểm mặt trời lặn thì cần phải chú ý cẩn thận vì đường hơi khó đi.
Với từ khóa Fushimi Inari hay Senbon Inari, bạn sẽ nhận được vô số các thông tin về ngôi đền độc đáo này và hôm nay Chudu Travel sẽ gửi thêm cho bạn một số hình ảnh về những góc chụp khác, hình ảnh khác của địa điểm tham quan độc đáo mà chúng tôi đã sưu tầm được.
Như thế này đã đủ cho thấy mức độ nhiều của những cánh cổng này chưa nhỉ?
“Mì Cáo” (Kitsune Udon)
Để đến được miếu thờ nghìn cổng Fushimi Inari ở Nhật Bản, hãy tham khảo thủ tục xin visa du lịch Nhật Bản của ChuduTravel. Tại đây, du khách hãy dành thời gian thật lâu để chiêm nghiệm những điều cực kì thú vị về ngôi đền kì lạ có một không ai này nhé!