Khi đi xa quê ai cũng thèm hương vị đậm đà của quê hương mình và nếu như bạn đang có dự định du lịch thì đừng quên những điềm cấm kỵ khi nhập cảnh vào đất nước Nhật Bản, nhằm tránh những phiền phức, rắc rối khi làm thủ tục tại sân bay.
Theo đó, Chính phủ Nhật Bản đã quy định một số nông phẩm bị hạn chế mang theo, quy định này thay đổi theo vùng/khu vực cụ thể. Hạn chế mang theo nông sản đối với những hành khách nhập cảnh vào Nhật Bản, luật này cũng áp dụng cho quà tặng. Nếu bạn có dự định đặt vé máy bay đi Nhật Bản trong thời gian tới, đừng bỏ qua những thông tin quan trọng dưới đây.
Nhập cảnh vào Nhật Bản không được mang theo loại thực vật nào?
– Hầu hết các loại trái cây và rau củ quả từ các quốc gia và khu vực có phát sinh ruồi đục trái Địa Trung Hải, ruồi đục trái Bactrocera dorsalis không được phép mang theo vào Nhật Bản. Cụ thể không được mang những loại trái cây sau khi nhập cảnh vào Nhật Bản: xoài, nhãn, ớt, măng cụt, ổi, vải.
– Các loại trái cây như táo, anh đào, đào, quả xuân đào quả óc chó có vỏ từ các quốc gia và khu vực có phát sinh bướm đêm Cydia pomonella cũng không được phép mang vào Nhật Bản.
Dứa không có sâu bệnh gây hại sẽ được phép mang theo khi nhập cảnh vào Nhật Bản
– Các loài thực vật như dứa, hoa lan cắt cành, gạo trắng sẽ được kiểm tra và được phép mang vào Nhật Bản nếu không có sâu bệnh gây hại.
– Bên cạnh đó, các loài thực vật sau cũng bị cấm mang theo khi nhập cảnh vào Nhật Bản:
+ Khoai lang (bao gồm cả thân và lá sống) từ châu Á, Hoa Kỳ, Hawaii, Úc, châu Phi…
+ Các loại cây giống cam quýt, cây giống hoa hồng môn… từ Hoa Kỳ, Hawaii.
+ Rơm, lúa mỳ… từ châu Âu, Hoa Kỳ, Canada, New Zealand…
+ Các loại cây giống và hoa cắt cành… như táo, lê, cây nam sơn tra, cây gai lừa… từ Hoa Kỳ, Canada, New Zealand, Mexico, châu Âu, Israel, Iran…
Có thể bạn quan tâm: đặt vé máy bay đi nga giá rẻ tại đâu?
Thực vật được phép mang theo khi nhập cảnh Nhật Bản kèm điều kiện
Trong số những loài thực vật bị cấm mang vào Nhật Bản, có một số loại trái cây được phép nhập khẩu kèm theo điều kiện nhất định.
Các loài thực vật đã được hủy bỏ lệnh cấm nhập khẩu vào Nhật Bản với điều kiện mang vào bằng hành lý xách tay cầm lên máy bay gồm: xoài Thái Lan, xoài Úc, đu đủ Hawaii,… Những loại thực vật đã mua ở cửa hàng miễn thuế nhưng không phù hợp với điều kiện sẽ không được mang vào Nhật Bản.
Thực vật được phép nhập khẩu kèm theo điều kiện sẽ được đóng gói đặc biệt dành cho Nhật Bản, được dán Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và hiển thị “FOR JAPAN”.
Các bước kiểm tra với thực vật mang theo khi nhập cảnh vào Nhật Bản
Một số loài thực vật không phải là mặt hàng cấm nhập khẩu, nhưng cũng cần phải kiểm tra để xác nhận chúng không có sâu bệnh gây hại bám vào. Thực vật sẽ trải qua quy trình như sau: Kiểm tra nhập cảnh, qua quầy kiểm dịch thực vật và cuối cùng là kiểm tra hải quan.
Trường hợp thực vật được mang vào nhưng không qua kiểm tra sẽ bị xử phạt theo quy định của Luật bảo vệ thực vật Nhật Bản.
Những sản phẩm đã mua ở cửa hàng miễn thuế, quà đặc sản số lượng nhỏ cũng cần phải kiểm tra. Những sản phẩm này sẽ phải kiểm tra tại quầy kiểm dịch thực vật trước khi tiến hành kiểm tra hải quan.
Nhập cảnh vào Nhật Bản không được mang theo loại động vật nào?
Bọ que còn sống bị cấm mang theo khi nhập cảnh vào Nhật Bản
Trong số những loài côn trùng sống ở nước ngoài, có nhiều loài vật có thể gây thiệt hại lớn cho hoa màu và cây cối ở Nhật Bản, ví dụ như bướm, bọ que… Theo Luật bảo vệ thực vật Nhật Bản, các loài này thuộc nhóm động vật có hại cần kiểm dịch, chúng bị cấm mang vào Nhật Bản nếu còn sống. Vì thế, khi nhập cảnh vào Nhật Bản bạn tuyệt đối không nên mang theo chúng nhé
Những điều cấm và hạn chế khác khi nhập cảnh vào Nhật Bản
– Cấm mang vào Nhật Bản đất, thực vật có dính đất, rơm và trấu từ tất cả các khu vực ở nước ngoài (trừ bán đảo Triều Tiên và Đài Loan).
– Đối với những sản phẩm đã kiểm tra nhập khẩu, nếu như quá cảnh tại khu vực bị cấm mang vào các mặt hàng trên thì cũng sẽ không được tiếp tục mang vào Nhật Bản.
Củ hoa Thủy Tiên cần được xử lý đặc biệt khi nhập cảnh vào Nhật Bản
– Vui lòng chú ý với cả những loại động thực vật đã kiểm tra nhập khẩu.
+ Đối với các loại hạt giống dùng để gieo trồng, bộ phận dưới đất của thực vật sống như củ gừng, nghệ, vật liệu làm vườn… thì tùy theo mỗi quốc gia và khu vực khác nhau cần có các điều kiện đặc biệt, ví dụ như kiểm tra đất trồng tại nước xuất khẩu…
+ Với cây giống (là cành ghép) của các loại thân hành, các loại cây ăn quả, khoai tây, khoai lang, mía… thì cần phải trồng cách ly tại Nhật Bản sau khi nhập khẩu để kiểm tra bệnh và virus trên thực vật trong khoảng thời gian nhất định (trong khoảng 1 năm). Ngoài ra, khi nhập khẩu vào Nhật Bản củ hoa thủy tiên, cần phải xử lý ngâm nước ấm.
Hy vọng rằng với Những điều cấm kỵ khi nhập cảnh vào đất nước Nhật Bản, khách hàng Chudu Travel sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất cho việc nhập cảnh vào Nhật Bản sắp tới. Vui lòng liên hệ hotline 0979.555.090 hoặc 0911.901.100 của chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn các vấn đề liên quan đến thủ tục visa.