Xin visa di trú Nhật vốn đã không dễ dàng và ngày càng siết chặt hơn với các điều kiện, vì thế không ít trường hợp bị từ chối phải tìm cách kháng cáo. Vậy kháng cáo có làm ảnh hưởng đến lịch sử xin visa Nhật Bản?
Câu hỏi:
Vừa qua tôi có làm hồ sơ xin visa du lịch Nhật Bản tự túc theo nhóm với một số người bạn của mình. Không hiểu lý do vì sao, dù có điều kiện hơn các bạn nhưng tôi lại rớt visa, trong khi những người khác đều đậu. Tôi cảm thấy hồ sơ của mình xét duyệt không chính xác và muốn kháng cáo lại, liệu có ổn cho những lần xin visa sau này? Nếu kháng cáo thì tôi nên làm ngay hay chờ 1 thời gian, khi hộ chiếu có thêm dấu của 1 số nước khác? Mong nhận được sự tư vấn của các chuyên viên. (Hồng Thắm – Bình Chánh).
Trả lời:
Chào chị Hồng Thắm,
Tỷ lệ thành công khi làm hồ sơ xin visa Nhật Bản phụ thuộc vào khá nhiều phương diện khác nhau. Có thể chị mạnh về phương diện này nhưng lại yếu về phương diện khác so với các người bạn của mình, đó là điều bình thường khi visa bị từ chối. Chị cần phải cân bằng tất cả mọi thứ theo một chiều hướng tốt nhất.
Theo quy định, nếu cảm thấy hồ sơ của mình xét duyệt một cách không chính xác thì đương đơn có quyền gửi đơn kháng cáo lên ĐSQ, TLSQ Nhật Bản để được xem xét lại hồ sơ của mình. Vì vậy, nếu chị cảm thấy hồ sơ của mình đủ điều kiện được cấp VISA nhưng lại bị từ chối thì chị hoàn toàn có thể nộp đơn kháng cáo.
Hồ sơ xin visa Nhật Bản sẽ được họ xét duyệt từ nhiều phía, nhiều loại giấy tờ khác nhau chứ không phải chỉ một mình công việc và mức lương. Bởi vì chị không làm dịch vụ tại công ty chúng tôi và cũng không cung cấp rõ ràng hồ sơ của mình nên Chudu không thể phân tích chi tiết về việc rớt visa Nhật Bản của chị và đưa ra hướng giải quyết tốt nhất cho chị được. Ở đây, chúng tôi sẽ tư vấn cho chị một số thứ chị nên chuẩn bị trước khi kháng cáo.
Xem xét lại tất cả giấy tờ của mình xem có vấn đề gì về pháp lý hay không? Những giấy tờ khác ngoài chứng minh công việc, thu nhập của chị như: Chứng minh tài sản, tài chính, ràng buộc, và một lịch sử du lịch tốt của chị đã đủ để được cấp VISA hay chưa? Ngoài ra, khi kháng cáo chị nên cung cấp những giấy tờ có khả năng chứng minh mạnh mẽ hơn. Cần cung cấp cả những giấy tờ phụ như: bảo hiểm du lịch, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, giấy booking máy bay, booking khách sạn và một lịch trình chi tiết. Ngoài ra, cách sắp xếp hồ sơ không hợp lý cũng có thể khiến cho hồ sơ của chị bị đánh rớt trong khi bạn của chị hồ sơ yếu hơn nhưng lại có một cách sắp xếp, trình bày hợp lý và dễ dàng kiểm tra hơn. Cũng có thể vì sắp xếp không hợp lý mà nhân viên lãnh sự đã bỏ qua một số giấy tờ quan trọng của chị trong quá trình kiểm tra, xét duyệt.
Chị muốn đi du lịch vài nước Đông Nam Á trước rồi sẽ nộp đơn kháng cáo sau, việc này là hoàn toàn không nên. Bởi vì khi muốn nộp hồ sơ kháng cáo chị cần phải nộp nhanh nhất có thể sau khi bị từ chối, để quá lâu thì kháng cáo sẽ không còn hiệu lực. Hơn nữa, họ sẽ xem xét hộ chiếu, lịch sử du lịch của chị trước khi nộp đơn xin visa Nhật bản chứ không phải trước khi nộp đơn kháng cáo.
“Kháng cáo có làm ảnh hưởng đến lịch sử xin visa Nhật Bản?” – điều này là hoàn toàn không thể xảy ra chị nhé, trừ trường hợp chị đã từng bị trục xuất tại nước sở tại hoặc có “vết đen” trong hồ sơ của mình thôi. Việc cần làm bây giờ là không nên kéo dài thời gian mà nên sớm hoàn thành hồ sơ để nộp đơn kháng cáo.
Nếu gặp khó khăn hoặc không có hướng giải quyết chị có thể liên hệ trực tiếp với Chudu để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất thông qua hai số hotline sau: 0979.555.090, 0911.901.100.
Bài viết tham khảo: Thủ tục xin visa du lịch Nhật Bản