Bị đánh rớt vì làm hồ sơ giả có thể làm lại visa Nhật Bản nữa không?

Hồ sơ xin visa là một trong những giấy tờ quan trọng, quyết định người đó có được nhập cảnh hay không. Vậy đối với những nước có yêu cầu “khó nhằn” như Nhật Bản mà lỡ bị đánh rớt vì làm hồ sơ giả có thể làm lại visa Nhật Bản nữa không?

Câu hỏi:

Vì Nhật Bản khá đắt đỏ nên tôi muốn tự xin visa và cũng du lịch tự túc luôn, không qua bất kỳ công ty du lịch nào. Có lẽ chính vì thế mà lần đầu xin visa tôi đã bị rớt, thế nên lần này tôi muốn hồ sơ mình trở nên đẹp hơn, tốt hơn lần trước bằng cách nhờ Cty của bạn làm giả một số thứ. Chudu có thể tư vấn giúp tôi, nếu bị phát hiện thì lần sau tôi có thể tiếp tục xin được visa không? Rất mong nhận được câu trả lời của Quý Công ty. Xin chân thành cám ơn (Cẩm Hồng – Trà Vinh).

Bi danh rot vi lam ho so gia co the lam lai visa Nhat Ban nua khong 1

Trả lời:

Chào Cẩm Hồng, cám ơn khi nhận được câu hỏi của bạn. Sau đây Chudutravel xin được giải đáp như sau:

Có visa Nhật Bản trong tay, nó không chỉ giúp bạn nhập cảnh vào đất nước mặt trời mọc một cách dễ dàng mà nó còn có vai trò như một bước đệm giúp bạn sở hữu thêm visa của các nước “khó nhằn” khác như Mỹ, Canada, khối Schengen hay Úc… Hằng năm, Đại sứ quán/lãnh sự quán Nhật Bản ở Việt Nam luôn nhận một lượng đơn xin visa theo diện du lịch khổng lồ. Tuy nhiên có một sự thật là nhiều trường hợp xin visa du lịch Nhật Bản nhưng bị Đại sứ quan từ chối mà không hiểu lý do vì sao. Bên cạnh đó, rất nhiều người có đầy đủ hoặc thừa điều kiện để tới Nhật Bản du lịch nhưng vẫn không được chấp thuận cấp thị thực.

Việc để visa bị từ chối là điều đáng tiếc, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc làm lại visa cũng như việc xin visa vào các nước khác.

Có vô vàn lý do vì sao khách hàng lại muốn làm giả hồ sơ giấy tờ với mong muốn rằng hồ sơ của mình đẹp nhất, tốt nhất, thuyết phục ĐSQ nhất nhưng bạn lại không biết rằng làm như vậy là đang là điều dở nhất và nó thường dẫn đến kết quả tệ nhất.

Vì sao lại như vậy, câu trả lời sẽ có ngay dưới đây cho các bạn:

1. Làm giả sổ tiết kiệm với số tiền lớn: Có bạn bảo tôi không làm giả mà tôi chỉ vay của ngân hàng thôi. Đúng vậy, nhưng thực ra nó chỉ là cách gọi thôi chứ trên thực tế thì bạn thực sự đang không có tiền tiết kiệm đó thì ĐSQ có thể coi đây là sự không trung thực. Hãy lưu ý rằng sổ tiết kiệm là giấy tờ chứng minh tài chính được đánh giá là thấp nhất vì ĐSQ thấy rằng trên thực tế rất nhiều người làm giả giấy tờ này và nó dễ dàng làm giả hơn so với các loại khác.

2. Những sổ tiết kiệm mới được gửi thường sẽ không có giá trị nhiều, có những khách hàng nộp hồ sơ xong rút tiền tiết kiệm ra ngay lập tức. Nhưng bạn không biết rằng ĐSQ có thể kiểm tra với ngân hàng về tài khoản của bạn và phát hiện ra điều này, ngay lập tức hồ sơ bị từ chối.

3. Làm giả sao kê tài khoản ngân hàng: Chúng tôi không thể tưởng tượng được rằng ĐSQ đòi hỏi giấy tờ gì thì khách hàng cũng có thể có giấy tờ đó. Một ngân hàng nhỏ mà chúng tôi không tiện nêu tên ở đây đã làm giả bản sao kê tài khoản lương cho khách hàng và chúng tôi phát hiện ra và chỉ cho bạn ấy thấy rằng Chudu Travel có thể phát hiện ra thì chắc chắn nhân viên lãnh sự cũng sẽ biết được điều này. Không phải cứ nộp đủ hồ sơ giấy tờ thì bạn sẽ được cấp mà phải chính xác, logic, hợp lý thì mới mong có kết quả tốt được bạn nhé.

4. Làm giả hợp đồng lao động và giấy xin nghỉ phép: Thật đơn giản khi nhờ người thân hay bạn bè cung cấp cho hợp đồng lao động và giấy xin nghỉ phép. Nhưng đừng nghĩ rằng ĐSQ không nhận ra điều đó, họ sẽ kiểm tra gọi điện đến công ty chỉ cần trả lời n hân viên này hiện đang ra ngoài coi như hồ sơ đó bị trượt hoặc gọi cho chính người xin visa để kiểm tra và đối chiếu thông tin khi đã hỏi một số người khác trong công ty như trưởng phòng nhân sự hành chính… (chứ không phải Giám đốc) như chúng ta nghĩ. Một người khi đã nói dối thì khó có thể trả lời một cách tự tin và chính xác được lắm.

5. Làm giả hợp đồng góp vốn vào công ty: Nhiều người muốn chứng minh mình có tiền, nên chứng minh mình góp vốn cho 1 doanh nghiệp nào đó. Nhưng hãy lưu ý rằng bạn phải có đầy đủ giấy tờ để chứng minh điều đó và phải đủ thuyết phục để họ tin là thật như phải có phiếu thu, trả tiền cổ tức hàng tháng, chuyển tiền vào tài khoản… nếu không thì đều không có ý nghĩa gì bạn nhé.

6. Làm giả hợp đồng cho thuê nhà: Nhiều bạn cũng có nhà cho thuê nhưng giá cho thuê thấp nhưng muốn làm hợp đồng thuê với giá cao lên. Nhưng hợp đồng viết tay không công chứng hoặc tiền trả hàng tháng, hàng quý bằng tiền mặt thì tất cả những bằng chứng này không có giá trị.

7. Khai không đúng thông tin về tình trạng hôn nhân: Một khách hàng kể họ làm visa với 1 đơn vị nhưng không biết do nhầm lẫn hay cố ý gian lận vì biết rằng đây là điểm yếu duy nhất trong hồ sơ của khách đó là ly hôn. Nên trong bản khai tình trạng hôn nhân vẫn ghi bình thường và hướng dẫn khách hàng trả lời tình trạng hôn nhân là ly thân nếu được hỏi. Đúng là như dự đoán và lo lắng của khách hàng, trong buổi phỏng vấn nhân viên lãnh sự hỏi: “Chồng bạn đâu tại sao không đi?”. Đầu thì nghĩ là ly thân nhưng lúng túng trả lời là bận, như vậy đồng nghĩa với việc đồng ý rằng tình trạng hôn nhân vẫn bình thường và kết quả là bị trượt visa. Bạn có thể không biết rằng ĐSQ Nhật có thể biết được tình trạng hôn nhân của bạn, lý do là họ không cần xem giấy tờ chứng minh tài chính công việc, nhân thân mà vẫn có thể biết được chính xác điều này.

Chúng ta cần phải biết rằng, xứ sở văn minh bậc nhất thế giới đó có thể lưu giữ data của bạn trong suốt 15, 20 năm và không phải chỉ riêng nơi bạn đã từng làm hồ sơ bị trượt mà toàn quốc, nơi nào cũng có thể lấy được data của bạn để điều tra thông tin. Bởi vậy, làm hồ sơ thì điều quan trọng nhất là phải TRUNG THỰC. Không phải đã từng trượt 1 lần là không thể làm lại được. Ngược lại, nếu giấu nhẹm đi thì điều CHẮC CHẮN là sẽ lại tiếp tục rớt/trượt lần sau. Tất nhiên, không phải hồ sơ đã từng trượt nào cũng làm lại được nhưng trung thực kể rõ thì Chudu mới xem xét được vấn đề. Không trung thực và nghĩ là có thể qua mắt được phía Nhật thì hoàn toàn sai lầm, chỉ mất công cho cả đôi ba bên. Rớt thêm lần thứ 2 thì xem như không còn phương cách gì để “cứu chữa” nữa.

Như vậy, qua những chia sẻ trên thì chắc hẳn bạn đã biết được bị đánh rớt vì làm hồ sơ giả có thể làm lại visa Nhật Bản nữa không? Chudutravel khuyên bạn không nên có ý định làm giả hồ sơ, hãy kiên nhẫn chờ trong khoảng thời gian 3 tháng hoặc 6 tháng để làm lại. Nếu bạn làm giả bị phát hiện thì vẫn có thể nộp hồ sơ lại lần sau, nhưng tỷ lệ đậu gần như rất thấp, thậm chí không đậu.

Do vậy, nếu hoàn toàn không tự tin về hồ sơ của mình chị vẫn có thể nhờ những dịch vụ hỗ trợ. Chudutravel với kinh nghiệm hơn 10 năm trong nghề, tự tin giúp khách hàng có thể đậu visa với những trường hợp khó nhất.

Mọi thắc mắc về thủ tục xin visa Nhật Bản, bạn có thể liên lạc với Chudutravel qua số hotline: 0979.555.0900911.901.100 để được tư vấn cụ thể hơn.

Tin liên quan: