Những cấm kỵ trong đời sống văn hóa của người dân Nhật Bản (P2)

Khi đến một quốc gia, dù là du lịch hay làm việc… chúng ta cũng phải học cách ứng xử, nhằm hạn chế các hành động bất kính, vi phạm pháp luật. Để tránh những điều đáng tiếc trên, hãy đến với những cấm kỵ trong đời sống văn hóa của người dân Nhật Bản.

Từ lâu, đất nước Nhật Bản đã thu hút hàng triệu du khách ghé thăm vì những nét văn hóa đặc sắc, con người thân thiện và khung cảnh thiên nhiên ấn tượng. Tuy nhiên, nhiều du khách cũng không khỏi “sợ hãi” khi ngồi đọc những điều cấm, kiêng kị hay không nên làm khi tới đất nước này.

Dù bạn có là khách du lịch, du học sinh hay người đi công tác; có những điều không nên làm mà bạn phải luôn nhớ kỹ khi tới Nhật Bản.

13. Xì mũi nơi công cộng

Nhung cam ky trong doi song van hoa cua nguoi dan Nhat Ban 13

Nếu đang bị cảm cúm hay sốt, bạn sẽ bị coi là bất lịch sự nếu không đeo khẩu trang khi ra đường. Tốt nhất bạn nên đi vào một nhà vệ sinh để làm điều đó, bởi người Nhật rất ghét hành động xì mũi nơi công cộng, hoặc tệ hơn nhìn thấy một người nào đó xì mũi trước mặt họ.

14. Không mặc đồ bơi khi tắm suối nước nóng

Nhung cam ky trong doi song van hoa cua nguoi dan Nhat Ban 14

Mặc dù ở Nhật Bản có rất nhiều suối nước nóng, tuy nhiên hiếm người Nhật nào đi tắm mà lại mặc đồ bơi hay bikini; thay vào đó tất cả đều khỏa thân, trừ một số trường hợp có hình xăm thì nên được che lại.

15. Không đổ nước sốt đậu nành lên cơm trắng

Nhung cam ky trong doi song van hoa cua nguoi dan Nhat Ban 15

Thậm chí nếu bạn không thích ăn không cơm trắng, cũng đừng làm điều này ở nơi công cộng hoặc trước mặt các đầu bếp/chủ nhà hàng… vì họ sẽ rất bực mình. Tất nhiên, có một cách giải quyết khác trong trường hợp này: bạn có thể đổ nước sốt đậu nành vào những thứ khác như dưa chua và ngay sau đó là ăn cơm trắng.

16. Đúng hẹn, đúng giờ

Nhung cam ky trong doi song van hoa cua nguoi dan Nhat Ban 16

Khi nói chuyện và làm việc với người Nhật chắc bạn cũng đã biết người Nhật rất giữ lời hứa khi đã đặt hẹn người khác họ sẽ không đến muộn hay hủy hẹn mà không báo trước, nếu có việc khẩn cấp thì người Nhật sẽ báo cho bạn trước. Trong khi đó, đối với người Việt thì khi trời mưa thì đó là lúc mà chúng ta có “cơ hội” để đến muộn hoặc hủy hẹn .

17. Không huýt sáo vào buổi tối

Nhung cam ky trong doi song van hoa cua nguoi dan Nhat Ban 17
Bởi lẽ ngày xưa người Nhật có quan niệm là kẻ trộm thường dùng tiếng huýt sáo để ra tín hiệu cho nhau hay huýt sáo thì ma quỷ sẽ tới; do vậy, hành động huýt sáo vào buổi tối là điều kiêng kị.

18. Quy tắc sử dụng đũa khi ăn

Nhung cam ky trong doi song van hoa cua nguoi dan Nhat Ban 18

Đối với người Việt, việc gắp thức ăn cho người khác là thể hiện sự thân thiện, quý mến nhau; tuy nhiên đối với người Nhật dùng đũa để trao thức ăn cho người bên cạnh được gọi là “Nối đũa”, một điều cấm kỵ tại nơi hỏa táng hài cốt người quá cố.

Không được cắm đũa dựng đứng lên bát cơm bởi vì chỉ có trong đám tang người ta mới cắm đũa như vậy rồi để lên bàn thờ.

19. Hạn chế sử dùng từ “Anata”

Trong tiếng Nhật có rất nhiều từ giống “You”(bạn), nhưng tùy vào từng trường hợp mà bạn nên sử dụng cho hợp lý. Nhất là khi gặp người quen, bạn nên hỏi tên và xác định lại chính xác tên của họ nhằm tránh trường hợp gọi sai và khi biết tên thì nên nhớ để xưng hô và tránh dùng từ “Anata”.

​20. Không được hái hoa Sakura

Nhung cam ky trong doi song van hoa cua nguoi dan Nhat Ban 19

Sakura là biểu tượng của đất nước Nhật Bản, cánh hoa có màu sáng và sẽ rơi xuống đất sau vài ngày. Nếu bạn ngắt cánh hoa thì nó sẽ không thể rơi xuống theo đúng tự nhiên và phá vỡ vẻ đẹp tiềm ẩn của những bông hoa tuyệt vời này nên mọi người sẽ nghĩ bạn là một người thiếu văn hóa.

21. Nói “Kanpai” trước khi uống

Nhung cam ky trong doi song van hoa cua nguoi dan Nhat Ban 20

Có một luật bất thành văn là trước khi uống bạn phải Kanpai dù là đi uống nhóm nhỏ hay lớn, nếu không nói họ sẽ nghĩ bạn giống như một kẻ ích kỷ, khó gần gũi và không tuân theo kỷ luật.

22. Ra hiệu bằng ngón tay

Nhung cam ky trong doi song van hoa cua nguoi dan Nhat Ban 21

Ở Nhật Bản, giơ ngón tay cái lên không phải là ý tốt mà có ý là chỉ người bạn trai. Và giơ ngón út có ý là người bạn gái. Vì vậy, khi ở Nhật không nên tùy tiện làm hiệu tay để tránh sự hiểu lầm.

23. Quy tắc mặc cả khi mua hàng

Nhung cam ky trong doi song van hoa cua nguoi dan Nhat Ban 22

Ở Việt Nam người ta thường nâng giá hòng kiếm thêm lợi nhuận, tuy nhiên ở Nhật Bản thì khác, đại đa số các mặt hàng đều có giá cả rõ ràng, không thể bớt được vì thế hành động mọi hành động “ngã giá” đều được xem là điều thất lễ.

24. Lưu ý khi tặng quà cho người Nhật

Tôi đã từng nghe đâu đó tặng nước hoa, khăn mùi xoa là để biểu hiện của sự chia ly và đó không chỉ là lời nói đùa, bởi tại Nhật Bản nó được xem như 1 quy tắc điều cấm kỵ tối thiểu và bạn chỉ làm điều đó nếu muốn cắt đứt một mối quan hệ.

Nhung cam ky trong doi song van hoa cua nguoi dan Nhat Ban 24

Ngoài ra, bạn cũng không được tùy tiện biếu trà cho người khác, vì đây là lễ vật mà người Nhật đáp lễ sau khi cúng bái. Không được biếu giày dép, bít tất và quần áo lót cho cấp trên hoặc người lớp trên. Bằng không họ sẽ nghĩ là không kính trọng họ. Không tặng hoa cúc vàng vì hoa đó thường dùng cho đám ma.

Nếu bạn đang chuẩn bị cho chuyến du lịch Nhật Bản thì chắc chắn “Những cấm kị trong đời sống văn hóa của người dân Nhật Bản” sẽ là một gợi ý khá hay nhằm giúp bạn tránh những sai xót không đáng có, tuy nhiên đó chỉ mới là những điều cấm kỵ cơ bản nhất.

Với mỗi vùng miền khác nhau thì có những phong tục khác nhau và bạn nên chú ý hỏi mọi người trước khi giao tiếp với người Nhật ở địa phương. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong chuyến hành trình tìm hiểu văn hóa Nhật Bản của mình.

Tin liên quan: