Khai trừ quỷ dữ với lễ hội bùn Pantu “dị thường” ở Miyako, Okinawa

Với bốn bề là biển, Okinawa thu hút khách du lịch với vẻ đẹp thiên đường, hải sản tươi ngon cùng các lễ hội đặc biệt: Tedako, Onna Festival… và trong số đó không thể không nhắc đến lễ hội bùn Pantu mang hơi hướm hơi “dị thường”, diễn ra vào ngày rằm tháng 9.

Thay vì ăn bánh trung thu và ngắm trăng thì các ngày trong rằm tháng 9 âm lịch ở vùng Shimajiri, đảo Miyako người dân nơi đây lại mở đầu bằng lễ hội bùn đen Pantu.

Le hoi bun Pantu 1

Lễ hội này được bắt nguồn từ truyền thuyết vị thần có tên Pantu đã từng ghé thăm nơi đây vào thời xa xưa. Thần pantu là vị thần được sinh ra từ bùn đặc và luôn đi dạo quanh thị trấn khi người bám đầy bùn đen và hất bùn vào người dân để xua đuổi quỷ dữ.

Le hoi bun Pantu 2

Người dân sẽ đeo mặt nạ và áo rơm kyan với bùn phủ đầy từ đầu đến chân dạo quanh trong lễ hội.

Le hoi bun Pantu 3

Có 3 loại mặt nạ được sử dụng trong lễ là “Oya pantu” (phụ huynh), “Naka pantu” (trung niên) và “Ko pantu” (trẻ em).

Le hoi bun Pantu 4

Pantu cũng có nghĩa là quỷ dữ, có thể đó là lí do mà tạo hình pantu lại đáng sợ như thế.

Le hoi bun Pantu 5

Các pantu sẽ bất ngờ xuất hiện và hù dọa trẻ nhỏ. Phong tục này có tên là “Pantupunaha” và mặc dù hơi hướm của chúng có phần hơi đáng sợ nhưng lễ hội này lại được quốc gia phong làm di sản văn hóa phi vật thể vào năm 1982.

Le hoi bun Pantu 6

Tuy kì quái là vậy, nhưng đây lại là lễ hội để cầu may mắn cho trẻ em và người ta tin rằng những linh vật đáng sợ này sẽ bảo vệ trẻ em trước mọi điều nguy hiểm.

Trước lễ hội bùn Pantu, nếu có dịp đến Okinawa ăn hải sản và khám phá đại dương thì đừng quên trải nghiệm các hoạt động, lễ hội đặc trưng nơi đây nhé:

Ocean Expo Park Summer Festival rực rỡ đón chào bằng những màn pháo hoa vào ngày 15 tháng 7, chương trình gồm nhiều tiết mục biểu diễn sân khấu, những trò chơi dành cho trẻ em để khuấy động lễ hội mùa hè.

Le hoi bun Pantu 7

Tedako Festival, lễ hội lớn nhất tại thành phố Urasoe tổ chức tại Urasoe Athelic Park vào ngày 22 và 23 tháng 7. Tedako trong truyền thuyết Okinawa có ý nghĩa là “Đứa con thần mặt trời” và cũng là một tên gọi khác của thành phố Urasoe. Tâm điểm chính của sự kiện nằm ở màn xuất hiện minh họa của 3 vị vua vĩ đại triều đại Urasoe.

Le hoi bun Pantu 8

Trong tuần 22 và 23 tháng 7, làng Onna cũng tổ chức Onna Festival tại Onna Village Community Field, chương trình phong phú với sự góp mặt của điệu múa Eisa, biểu diễn sân khấu, bắt cá và hái trái cây. Ngoài ra, tại thành phố Motobu, lễ hội Motobu Festival góp mặt bằng nhiều chương trình ca nhạc, múa trống sôi động.

Le hoi bun Pantu 9

Tin liên quan: