Nếu như thời Meiji, núi Phú Sĩ là một nơi linh thiêng không cho phép phụ nữ đặt chân đến thì ngày nay hòn đảo kỳ lạ Okinoshima vẫn tiếp tục giữ nguyên luật lệ trên. Thậm chí, nếu là nam giới bạn cũng phải tuân thủ những luật lệ riêng.
Trước khi ngôi đền Okitsu xây dựng, vào thế kỷ IV – IX đảo Okinoshima được biết là một hòn đảo nhỏ nằm ngoài bờ biển Kyushu, đảo lớn thứ 3 của Nhật Bản. Đây là nơi thực hiện các nghi lễ cầu nguyện cho các chuyến tàu ra biển, giao thương thành công với người dân bán đảo Triều Tiên và Trung Quốc; tuy nhiên điều kỳ lạ là chẳng ai thấy bóng dáng của phụ nữ nào.
Không ai biết chính xác vì sao phụ nữ lại bị cấm đến Okinoshima, chỉ biết rằng luật lệ này đã có từ thời xa xưa. Thậm chí đối với khách viếng thăm là nam giới, họ cũng phải tuân thủ những luật lệ riêng.
Một khi đến Okinoshima, họ phải cởi bỏ quần áo và thực hiện lễ tẩy rửa. Họ cũng không được mang bất cứ thứ gì về nhà từ hòn đảo này dù lớn hay nhỏ và không được nói về chuyến đi của mình đến đây.
Mặc dù Okinoshima là 1 trong 4 địa danh có giá trị văn hóa lớn của Nhật Bản và đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới thế nhưng đại diện ngôi đền Munakata Taisha ông Takayuki Ashizu cho biết: “Chúng tôi sẽ không mở cửa chào đón khách du lịch đến thăm Okinoshima một cách tùy tiện kể cả khi nơi này được công nhận trong danh sách di sản văn hóa của UNESCO vì người ta không nên đến đây chỉ vì tò mò”.
Hiện hòn đảo kỳ lạ Okinoshima chỉ mở cửa cho duy khách vào một ngày duy nhất trong năm là 27/5, với lượng người giới hạn ở con số 200, cùng những quy định hết sức nghiêm ngặt.
Với những thông tin trên liệu bạn có bất ngờ về Nhật Bản và về hòn đảo kỳ lạ Okinoshima? Thế mới thấy phụ nữ Á Đông chịu thiệt thòi như thế nào và không chỉ riêng Okinoshima, núi Sanjo ở công viên quốc gia Yoshino-Kuman tại trung tâm Honshu, một Di sản Thế giới UNESCO, cũng hoàn toàn không có một bóng phụ nữ. Riêng ngọn núi Koya, Fuji hiện nay đã thay đổi và cho phép phụ nữ được đến và viếng thăm.