Mỗi quốc gia có một nền văn hóa riêng biệt và Nhật Bản cũng thế, song bạn biết gì về hình ảnh kì dị của các bức tượng tại các ngôi đền, chùa… trên núi? Để lý giải cho những thắc mắc ấy, hãy đến với “Những ý nghĩa bí ẩn từ linh thần trên đỉnh Tengu”.
Mặt đỏ, mày chau, cùng chiếc mũi dài quá cỡ… vị linh thần có dáng hình kỳ lạ ấy được người Nhật gọi là Thiên Cẩu (Tengu) và nơi cư ngụ của họ là các khu rừng trên đỉnh núi cao.
Có rất nhiều cách giải thích về nguồn gốc của Tengu và có thông tin rằng Tengu được truyền từ Ấn Độ vào Trung Quốc rồi lại từ Trung Quốc du nhập vào Nhật Bản.
Ở Trung Quốc, Tengu chỉ hiện tượng tự nhiên làm con người sợ hãi và được coi như một ngôi sao mang điềm xấu – mang tai hoạ từ trên trời giáng xuống mặt đất. Riêng ở Nhật Bản lại có nhiều khái niệm về vị thần này: Ngày xưa, người ta coi trên núi là một thế giới khác và nghĩ rằng Tengu đã gây ra những hiện tượng thiên nhiên xảy ra trong vùng núi. Ngoài ra, cũng có truyền thuyết rằng tại các ngọn núi linh thiêng thì nhất định sẽ có Tengu – đóng vai trò như thần linh của ngọn núi đó.
Chẳng biết những khái niệm ấy thực – hư, tốt – xấu ra sao nhưng Tengu đã xuất hiện trong cuốn sách có tên “Sử ký Nhật Bản” vào khoảng thế kỷ thứ 6 và đến giờ Linh Cẩu vẫn chễm chệ tại các ngôi đền dưới những hình dạng khác nhau: lúc thì như một nhà sư, lúc thì như đứa bé, lúc lại giống với con quỷ…
1. Người mỏ quạ – Karasu Tengu
Ở Nhật Bản, những di chỉ bằng hình ảnh về Tengu hiện có niên đại sớm nhất từ thế kỷ 6 – 7, cũng là thời điểm Phật giáo du nhập từ Hàn Quốc và Trung Quốc vào Nhật Bản, Tengu trong tiếng Nhật được cho là bắt nguồn từ Tian – Gou (Thiên Cẩu: phát âm theo tiếng Hán). Trong nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản, Tengu được miêu tả như một sinh vật hình người với mỏ chim dài, có cánh và móng vuốt nên được gọi là “Karasu Tengu”, nghĩa là “Thiên Cẩu hình người mỏ quạ”.
Karasu Tengu xuất hiện ở Nhật Bản từ thế kỷ 7, được cho là sự kết hợp thú vị giữa Hindu giáo (Brahma – Shiva – Vishnu) và Phật giáo.
Có thuyết cho rằng dánh hình Thiên Cẩu mỏ quạ là sự vay mượn từ hình ảnh chim thần Garuda. Một thuyết giải khác nói là ở vùng Hokkaido có loài chim cú săn cá, với sải cánh dài lên đến 180cm, cũng được cho là khởi hình của vị thần Thiên Cẩu mỏ quạ.
2. Hanataka Tengu – “đạo sĩ mũi dài”
Tuy nhiên, về sau, hình ảnh Tengu dần được nhân cách hóa qua hình dáng một đạo sĩ mũi dài, gọi là “Hanataka Tengu”, hay “Thiên Cẩu hình người mũi dài”. Có rất nhiều cách lý giải khác nhau thú vị về sự biến đổi này.
Khởi nguyên của Thiên Cẩu ở Nhật Bản là một loài động vật giống cáo, hay còn gọi là hồ ly tinh, chuyên dùng phép thuật bắc cóc và ăn thịt trẻ con, gây nên chiến tranh, hỏa hoạn. Vì là loài bốn chân nên khi xuất hiện, nó thường biến thành hình người để dễ thực hiện điều ác. Mặc dù đã biến hóa thành hình người, nhưng chiếc mõm dài của Thiên Cẩu vẫn lộ ra với cái bóng của mình, do vậy hình tượng Thiên Cẩu dù mang hình người nhưng có thêm chiếc mũi dài kỳ lạ.
3. Trên đỉnh Tengu
Rất nhiều danh sơn ở Nhật Bản có Tengu ngự trị, riêng duy nhất một ngọn núi cùng tên Tengu ở thành phố cảng Otaru trên vùng Bắc Hải Đạo (Hokkaido), là nơi có đền thờ Thiên Cẩu với gương mặt khổng lồ và bộ sưu tập hơn 700 mặt nạ Thiên Cẩu đọc đáo từ khắp Nhật Bản.
Otaru là thành phố cảng sầm uất trong vịnh Ishikari và từng là thương cảng trọng yếu của vùng Hokkaido, điểm tham quan lý tưởng với nhiều địa danh, di tích mang tính lịch sử như kênh đào Otaru, bảo tàng hộp âm nhạc, các lò sản xuất thủy tinh truyền thống, và đặc biệt là món Shushi phố cổ Otaru nổi tiếng.
Từ trung tâm tới phổ cổ, mất khoảng 10 phút đi xe là đến được chân núi Tengu ngay phía sau thành phố. Danh sơn này là một địa chỉ đỏ ở Hokkaido khi mùa đông đến, những con dốc trải dài từ đỉnh núi trở thành các đường trượt tuyết hấp dẫn du khách đến từ khắp nơi trên thế giới. Đây cũng là nơi đầu tiên xuất hiện môn thể thao trượt tuyết ở Hokkaido.
Trong khu rừng trên đỉnh núi Tengu, có ngôi đền nơi thờ vị linh thần Thiên Cẩu. Mỗi khi lên đỉnh núi, người Otaru đều đến đền thờ này và dùng tay vuốt chiếc mũi dài để gửi gắm lời khấn nguyện. Rất nhiều người bản địa lên đỉnh Otaru mỗi ngày để gửi gắm linh thần Thiên Cẩu các lời khấn, khiến chiếc mũi của thần đổi màu do bị xoa quá nhiều.
Bên cạnh đền thờ, đỉnh Otaru cũng sở hữu một không gian trưng bày độc đáo khác là bộ sưu tập mặt nạ Thiên Cẩu. Từ các mặt nạ Thiên Cẩu thường thấy xuất hiện trong kịch Nô đến các mặt nạ phục vụ lễ hội, thờ cúng và trong cả các sáng tác mỹ thuật,… tất cả được sắp xếp liên hoàn, tạo nên một không gian đặc biệt ấn tượng với những khuôn mặt Thiên Cẩu mang đủ hình thái cảm xúc khác biệt, nơi người xem phần nào hiểu thêm về ngoại hình, tính cách và tích truyện thú vị của linh thần Thiên Cẩu xứ Phù Tang.
Tại Nhật Bản, ở mỗi địa phương lại tồn tại một truyền thuyết xoay quanh Tengu. Nếu chỗ bạn tham quan mà có bức tượng giống như trong bài viết “Những ý nghĩa bí ẩn từ linh thần trên đỉnh Tengu” thì chắc chắn nơi đó có một truyền thuyết về Tengu đấy.
Để thực hiện chuyến đi tìm kiếm bóng dáng và gặp gỡ thú vị với Tengu, hãy tìm hiểu thủ tục xin visa Du lịch Nhật Bản của ChuduTravel hoặc gọi qua các số: 0979.555.090 hoặc 0911.901.100 trong các khoảng thời gian: 8h – 17h (Thứ 2 – 6), 8h – 12h (Thứ 7) để nhận được sự tư vấn cần thiết cho những tấm visa giá rẻ nhất trên thị trường.