Nhắc đến Nhật Bản, nhiều người có thể nghĩ ngay đến: núi Phú Sĩ, geisha, hoa anh đào… thế nhưng bạn biết gì về chúng cũng như ý nghĩa những biểu tượng thường được thấy ở các đền thờ Nhật Bản. Nếu vẫn còn đang hoang mang, hãy cùng Chudu tìm hiểu nhé!
Đền thờ tại Nhật Bản mang một phong cách, kiến trúc rất độc đáo, là nơi thực hiện những nghi thức Thần Đạo (Shinto) từ thời xưa, cho đến tận bây giờ.
Thoạt nhìn qua, chúng có nhiều chi tiết giống Phật giáo; tuy nhiên nếu quan sát một cách trực tiếp và hiểu, chúng có thể giúp bạn phân biệt được giữa Shinto và những ngôi chùa Phật Giáo. Sau đây là một số nét riêng của các đền thờ Thần Đạo.
1. Komainu
Những cặp chó-sư tử được gọi là “Komainu” án ngữ tại lối vào của các ngôi đền là những dấu hiệu nhân biết đầu tiên. Thường sẽ có một cặp sư tử ngồi hai bên trước cổng vào. Chúng thường được làm từ đá hoặc kim loại, và một trong số chúng há miệng và người ta nói rằng con đó là con đực. Nó được gọi là agyo. Con còn lại khép miệng được gọi là ungyo và là con cái. Vì sư tử là loài thú mạnh mẽ và uy quyền nhất trong số các loài động vật, người ta tin rằng những con sư tử đó sẽ bảo vệ ngôi đền khỏi những thế lực xấu xa và bảo hộ cho vùng đất. Ở các ngôi đền Trung Quốc cũng có những bức tượng tương tự, nhưng chúng có hình dáng và tên gọi khác nhau.
Tại các ngôi đền Inari, thay vì sư tử thì án ngữ ở hai bên lối vào là các bức tượng của Kitsune (cáo). Người ta tin rằng cáo được giữ làm nô bộc hoặc thủ vệ, đặc biệt là bảo vệ cho các cánh đồng lúa, vì gạo là loại cây trồng quan trọng nhất ở Nhật Bản.
2. Tori (cổng vào)
Cổng vào của đa phần các ngôi đền thờ Thần đạo là những cánh cổng lớn làm từ gỗ, đôi khi được sơn bằng màu cam sáng hoặc màu đen, hay cũng có khi không được sơn. Phần lớn các cổng này sẽ có một sợi dây thừng được bện chặt làm từ những sợi rơm treo vắt ngang. Một số ngôi đền thậm chí còn có kiến trúc đa cổng dẫn vào khu vực điện thờ. Ta có thể bắt gặp những cánh cổng này trong vô số kiểu kiến trúc khác. Người ta tin rằng trước khi đi qua cánh cổng, ta nên cúi trước chúng để tỏ lòng thành kính trước khu vực linh thiêng. Ngoài ra, ta nên đi sang bên của cánh cổng khi bước vào trong, bởi đi vào chính giữa cánh cổng là cách đi sai.
3. Shimenawa (dây thừng)
Được treo vắt ngang qua cánh cổng tori, ta có thể thấy một chiếc dây thừng làm từ rơm được bện xoắn lại, đôi khi còn có cả vài mảnh giấy trắng được treo trên đó. Nó là nhằm để ngăn cách khu vực linh thiêng với khu vực bên ngoài. Đôi khi ta có thể thấy những chiếc dây thừng này được buộc quanh những cái cây lớn ở bên trong đền thờ. Người ta có thói quen treo những phiên bản nhỏ hơn của chiếc dây này tại lối vào của các ngôi nhà trong dịp Năm Mới và những dịp đặc biệt khác.
4. Haiden và Honden
Khi bước vào bản điện của đền thờ, khu vực đầu tiên được gọi là “Haiden”, là nơi để người dân đến cầu nguyện. trong khi sảnh điện được gọi là “Honden” là nơi các vị thần nghỉ ngơi. Nó nằm ở phía sau “Haiden”. Chỉ có các thần chủ và những cá nhân nhất định mới được bước vào khu vực này. Ngoài ra còn có một hòm quyên góp được đặt ở phía trước khu Haiden, nơi khách thăm quan có thể thả các đồng xu vào đó và cầu nguyện.
Người ta thường đặt đồng xu vào trong hộp và cúi đầu hai lần, cầu nguyện và võ tay hai lần rồi cúi đầu một lần nữa khi cầu nguyện trước một ngôi đền Thần đạo. Nếu có một chiếc chuông với sợi dây thừng dài thả xuống, chúng ta có thể rung nó trước khi bắt đầu lời cầu nguyện để thu hút sự chú ý của các vị thần.
5. Ema (tấm gỗ mang điều ước)
Ema là những tấm gỗ thường được treo trên một chiếc bảng gỗ đặc biệt trong mọi đền thờ và chùa chiền tại Nhật Bản. Chúng có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau tại các ngôi đền khác nhau. Người ta tin rằng nếu ta viết điều ước của mình trên tấm gỗ này và treo nó trên đó, điều ước sẽ trở thành sự thật. Ta có thể thấy được những điều ước khác nhau mà người ta viết gửi gắm trong những tấm gỗ này. Học sinh, các đôi tình nhân, người đi làm, vân vân, viết điều ước của họ lên nó trình lên trước thần linh.
6. Omikuji (các quẻ bói may mắn)
Ở Nhật Bản, Omikuji là những quẻ bói được ghi với vận mệnh tương lai viết ngẫu nhiên trên các mảnh giấy. Ta có thể thấy những chiếc hộp với các mảnh giấy omikuji tại đền thờ và chùa chiền Thần đạo. Cần phải quyên góp vào chiếc hòm gần đó trước khi lấy ra một quẻ bói. Trên những quẻ bói này được ghi với những dự đoán vận mệnh khác nhau trên đó. Nếu quẻ bói là vận may, ta phải giữ nó bên mình. Còn nếu không thì ta có thể treo mảnh giấy lên một cái giá gỗ đặc biệt ở trong đền, để như vậy thì vận xui trong tờ giấy sẽ bị thần linh xua tan đi.
Cũng giống như Việt Nam, Nhật Bản có những biểu tượng của riêng đất nước mình và hi vọng với thông tin bổ ý từ bài viết “Ý nghĩa những biểu tượng thường được thấy ở các đền thờ Nhật Bản” sẽ giúp ích cho bạn trong chuyến du lịch khám phá sắp tới của mình.
Để thực hiện được chuyến hành trình vi vu sang xứ sở hoa anh đào, hãy liên hệ ngay với ChuduTravel qua các số: 0979.555.090 hoặc 0911.901.100 để nhận được sự tư vấn cần thiết. Chúng tôi sẽ giúp bạn sở hữu những tấm visa giá rẻ nhất trên thị trường.