Những điều du khách cần lưu ý khi viếng đền chùa ở Nhật Bản

Mỗi quốc gia có nền văn hóa và phong tục khác nhau; ví như văn hóa Nhật Bản là quốc gia gắn liền với những ngôi đền, miếu. Vì thế khi bạn muốn ghé vào để cầu duyên, bình an… hãy tham khảo những điều du khách cần lưu ý khi viếng đền chùa ở Nhật Bản sau.

Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng với rất nhiều đền chùa cổ. Với nền tảng tôn giáo chủ yếu là Thần đạo và Phật giáo, nên hiện giờ còn rất nhiều ngôi đền, chùa nổi tiếng rải rác khắp đất nước, trong đó Kyoto được xem là nơi có nhiều đền thần đạo nhất.

Ðiều này có thể nhìn thấy rõ ràng bất cứ khi nào bạn thăm viếng Nhật Bản và nhận ra hằng hà sa số những ngôi chùa Phật giáo tọa lạc tại trung tâm của đô thị hay trên các đỉnh núi cao. Nhìn thoáng qua, những ngôi chùa này có vẻ giống nhau nhưng có nhiều điểm khác biệt giữa các chùa nếu dựa vào nguồn gốc và chức năng của các chùa.

Vì vậy, viếng thăm đền chùa là hoạt động chắc chắn không thể thiếu trong hành trình du lịch Nhật Bản. Tuy nhiên, du khách cần nắm rõ nguyên tắc “nhập gia tùy tục” khi đến các địa điểm tham quan ở Nhật.

Cúi chào trước khi bước qua cổng Torii

Luu y khi vieng den chua o Nhat Ban 1

Du khách sẽ dễ dàng nhận diện được mình đang tham quan một ngôi đền Shinto (Thần đạo) nhờ vào cánh cổng Torii trước cửa đền. Cổng Torii được xem như một biểu tượng, một ranh giới, một dấu hiệu chỉ lối giữa cõi trần và nơi thanh tịnh… Vì lẽ đó, trước khi bước vào đền và sau khi rời khỏi đền bạn phải dừng lại và cúi chào ở cổng torri.

Không đi bộ vào giữa đường sando

Đường sando là con đường dẫn vào các ngôi đền Shinto, theo quan niệm của người Nhật không nên đi vào giữa đường vì chỗ đó được gọi là “seichuu” và nó chỉ dành cho các vị thần. Khi tham quan khuôn viên đền, du khách cần chú ý không được nói quá to.

Gột rửa bản thân ở temizuya

Luu y khi vieng den chua o Nhat Ban 2

Khi đến sau cổng chùa, trật tự theo hàng đi tới gian nhà gọi là Chozuya, nơi có một cái bể chứa nước sạch mát lành để rửa miệng và tay như là một cử chỉ “tẩy uế” trước khi đến kiến thần linh.

Luôn có một chậu nước lớn bằng đá gọi là temizuya nằm ở bên đường sando để bạn “gột sạch” bản thân trước khi vào trong đền. Đầu tiên, bạn lấy cái gáo ở bên tay phải, múc nước và rửa tay trái, rồi đổi tay để rửa tay phải. Tiếp theo, cầm lại gáo bằng tay phải lấy thêm nước để rửa miệng. Tuyệt đối không kề gáo lên miệng mà dùng tay để hứng nước. Cuối cùng bạn rửa lại tay trái, cất gáo về chỗ cũ.

Luu y khi vieng den chua o Nhat Ban 3

Trước khi bước vào, đi tới lư hương đặt trước đại điện, nghiêng mình hưởng “lộc hương” cho sức khỏe và minh mẫn.

Rung chuông trước khi khấn vái

Các tín đồ đạo Shino quan niệm rằng không nên đứng ở chính giữa đền, lý do giống với việc bạn không được đi ở giữa đường sando. Tiếp theo, hãy cúi chào một lần, nếu có chuông gần đó, hãy rung chuông. Đây là cách bạn thông báo với các vị thần rằng mình đến thăm chùa.

Quyên góp tiền trước khi khấn vái

Cũng giống như đạo Phật, đạo Shinto cũng có các thùng tiền ủng hộ trong các ngôi đền. Các ngôi đền không quy định về số tiền ủng hộ, vì vậy bạn có thể bỏ bao nhiêu tùy tâm, 1 yen hay 10.000 yen đều được. Tuy nhiên, mọi người cho rằng bỏ 5 yen (hơn 1.000 đồng) là tốt nhất bởi số tiền đó đồng nghĩa với từ “gắn kết” (trong một mối quan hệ).

Khi khấn phải cúi hai lần, vỗ tay hai lần và cúi thêm lần nữa

Cách viếng và khấn khi đi đền thờ đạo Shinto đặc biệt khác so với những ngôi chùa ở Nhật Bản.

Đầu tiên bạn phải cúi chào hai lần, trong lần cúi thứ hai, mặt phải hướng lên phía đền, cúi thật thấp tới mức lưng phẳng và hông tạo góc 90 độ. Khi vỗ tay, phải chắc là mu bàn tay hơi thấp hơn so với bên tay trái, mở rộng cánh tay tới vai và vỗ hai lần. Sau đó thu tay lại và hạ xuống để cầu. Khi khấn cầu xong hãy cúi chào thật thấp một lần nữa. Tuy nhiên, nhiều ngôi đền có quy định riêng về cách khấn, ví như ở Shimane, bạn phải cúi hai lần, vỗ tay 4 lần rồi cúi thêm một lần.

Cách khấn trong đền

Nếu lần đầu đi một ngôi đền Nhật Bản, bạn nên bắt đầu đọc bằng tên mình, địa chỉ, và những điều mong muốn khi cầu. Cho những lần khấn sau, bạn có thể đơn giản, rút gọn phần giới thiệu đi.

Luu y khi vieng den chua o Nhat Ban 7

Khi bước đứng trước đại điện chính hãy bỏ/ném đồng xu ban phước, cúi 2 lần, vỗ tay 2 lần và chắp tay cầu nguyện ơn trên ban phước lành

Thêm chút thời gian ghé cửa hàng rượu của chùa để nhấp chén rượu “Amazake” (甘酒) hay “Miki (神酒)tạo mối giao cảm với Thần Linh.

Luu y khi vieng den chua o Nhat Ban 5

Bốc quẻ xin ý thần linh cũng là điều nhiều người thường tâm niệm, người nhật gọi là “omikuji” (御神籤). Nếu lấy được thẻ tốt thì không cần buộc lại. Nếu lỡ phải quẻ hung, hãy treo nó trên cành cây trong chùa để hóa giải, điều bất hạnh sẽ không theo ta về nhà. Không nên buộc thẻ lên cây vì sẽ tổn hại tới chúng và trong đền luôn có chỗ riêng để bạn buộc các thẻ này.

Viết một tấm thẻ cầu nguyện

Luu y khi vieng den chua o Nhat Ban 6

Từ xa xưa, mọi người quan niệm các vị thần cưỡi ngựa, và những con ngựa thật từng được dùng như một món đồ tế. Tuy nhiên, hiện nay, người Nhật dùng “ema” – thẻ cầu nguyện làm bằng gỗ thường có hình ngựa. Khi đến chùa để cầu khấn, bạn có thể cầu bằng cách viết những lời ước lên thẻ và treo hay buộc chúng ở nơi đã được quy định hoặc đem về nhà, nhưng nên nhớ nếu đem về thì năm sau phải đưa lên đây đốt thành tro bụi, xóa bỏ vấn vương.

Cúi chào ở cổng Tori trước khi về

Khi ra về, bước qua cổng torii, hãy quay lại và cúi chào lần nữa về phía đền. Điều quan trọng nhất khi đi cầu khấn ở đền là đưa ra những mong muốn của mình tới các vị thần.

Luu y khi vieng den chua o Nhat Ban 8

Lễ chùa đầu năm trong tiếng Nhật gọi là Hatsumode (初詣). Sau 108 tiếng chuông Giao thừa, người ta bắt đầu đổ về hơn 75.000 ngôi chùa đền linh thiêng trên khắp nước Nhật cầu mong cho năm mới an lành. Ở Tokyo người dân thương đến đền Meiji Jinguu (明治神宮), chùa Sensoji, chùa Yushima Tenjin, chùa Ikegami Honmon-ji, chùa Takaosan Yakuo-in,…. Người dân Nhật, đặc biệt phụ nữ và các bé gái thường mặc Wafuku (和服) – một loại Kimono truyền thống trong thời khắc quan trọng này.

Việc tham quan và khám phá những địa điểm tôn giáo sẽ giúp bạn hiểu hơn về tôn giáo bản địa cũng như niềm tin tôn giáo của người dân, văn hóa Nhật Bản. Hãy ghi nhớ những quy tắc cần lưu ý khi viếng đền chùa ở Nhật Bản trên đây sẽ giúp bạn có chuyến đi tốt đẹp, tránh có hành động bất kính nơi tôn nghiêm.

Tin liên quan: