Cũng mang biểu tượng may mắn như Omamori, Maneki Neko và Daruma… tuy nhiên Hagoita – biểu tượng may mắn dành riêng cho bé gái lại có hình dáng như một chiếc vợt có mái chèo, dùng để chơi cầu lông vào dịp năm mới.
Bạn là người yêu nét văn hóa của Nhật Bản, yêu cả những món ăn và đặc biệt là bộ truyên tranh Doraeamon nổi tiếng vậy bạn có nhớ đến chiếc vợt Xuka cùng các cô bạn gái chơi vào dịp đầu năm? Hay một tập nói về việc Nobita chơi cầu lông với các bạn nữ và bị quệt mực vào mặt.
Nhắc đến đây chắc hẳn ai cũng mang máng nhớ nhưng vẫn chẳng thể biết ý nghĩa sâu xa từ món đồ chơn này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn bổ sung thêm kiến thức về những điều kỳ thú của xứ sở Phù Tang.
Trò chơi cầu lông vừa lạ, vừa quen này rất phổ biến ở Nhật, gọi là Hanetsuki. Loại vợt dùng để chơi Hanetsuki của người Nhật là vợt bằng gỗ, nhỏ vừa tay gọi là Hagoita.
Ở xứ sở Phù Tang, vào năm mới đầu tiên của một đứa bé, được biết với cái tên khác là Hatsu – shogatsu (“Hatsu” là đầu tiên, còn “shogatsu” là năm mới). Từ xưa, người Nhật đã có tục lệ kỉ niệm sự kiện quan trọng ấy cho đứa bé, mọi người thân trong gia đình từ ông bà, cha mẹ… sẽ dành tặng cho bé gái vật là Hagoita, tức vợt cầu lông được làm bằng gỗ, còn đối với bé trai là bộ cung tên để trừ ma quỷ, gọi là Hamayumi. Cả Hamayumi và Hagoita đều được coi là vật cầu may cho các bé trong dịp năm mới theo quan niệm từ xưa ở Nhật.
Không những vậy, đi kèm với vợt Hagoita của bé gái sẽ có kèm theo một chiếc cầu Hane. Quả cầu này được làm từ lông chim và quả bồ hòn tròn, sau đó được trang trí màu sắc lên rất đẹp.
Tiếng Nhật quả bồ hòn là Mukuroji, hiểu theo tiếng Hán thì mang ý nghĩa là đứa trẻ khỏe mạnh, không bị ốm đau bệnh tật. Có thể lý giải Hagoita giống như loại bùa để bảo vệ sức khỏe cho các bé gái. Chưa hết, cầu Hana khi bay còn trông giống như con chuồn chuồn, đây là loài côn trùng chuyên ăn muỗi, bởi thế Hagoita còn giúp các bé tránh khỏi muỗi đốt.
Hiện nay, Hagoita ngoài việc dùng để chơi Hanetsuki thì còn giống như vật trưng bày, thường thì vào giữa đến tầm cuối tháng 12, có tổ chức các bữa tiệc vào dịp này cho các bé. Sở dĩ họ không phải lúc nào cũng bày Hagoita vì đến giữa tháng 1, ở Nhật tổ chức một số lễ hội như hội đốt lửa Shimenawa và Matsukazari. Ở Nhật, lễ hội lửa còn được biết đến với tên khác là Dondon-yaki hay Donto-yaki, cũng để cầu ước cho các bé khỏe mạnh lớn nhanh.
Có thể thấy, bất kỳ một quốc gia nào cũng có những biểu tượng mang tới sự may mắn cho người sở hữu nó, những thứ này là những loại đồ vật hay sinh vật khá hiếm thấy trong tự nhiên, hoặc có thể là những đồ vật mang tính chất ý nghĩa về tâm linh. Nếu có dịp ghé thăm Nhật Bản đừng quên mang về cho mình Hagoita – biểu tượng may mắn dành riêng cho bé gái và Hamayumi – biểu tượng may mắn dành riêng cho bé trai để làm quà bạn nhé.
Hiện ngoài một số kiểu truyền thống thì ngày nay Hagoita được thiết kế khá phong phú, đa dạng với nhiều hình hài; thậm chí là cả hình của một số chính trị gia tha hồ để các bạn chọn lựa và gửi gắm ước mơ vào cho những thiên thần bé nhỏ.