Phụ nữ mang thai có nên tham gia vào các chuyến du lịch?

Để tạo tâm lý thoải mái cho bà bầu, nhiều người khuyên các mẹ nên làm việc, nghỉ ngơi cho hợp lý. Thế theo bạn, phụ nữ mang thai có nên tham gia vào các chuyến du lịch không? Dù muốn hay không, các cô gái cũng đừng bỏ qua những lời khuyên hữu ích sau nhé.

Theo nguyên tắc chung, khi mang thai không được coi là một thời gian lý tưởng để đi du lịch. Bởi nếu chuyển dạ sớm, bạn có khả năng gặp nguy hiểm hoặc chi trả viện phí đến hàng ngàn đô. Và theo tiến sĩ Karon Foster: “Nếu bà bầu có thai kỳ khỏe mạnh và được bác sĩ cho phép đi du lịch thì cô ấy có thể đi khi mang bầu tuần thứ 36 của thai kỳ. Tuy nhiên, thời gian để bà bầu đi du lịch an toàn nhất là đi bằng máy bay ở 3 tháng giữa (từ tuần 18 đến tuần 24) nhằm giảm thiểu tối đa những nguy hiểm có thể xảy ra như sảy thai hoặc sinh non”.

Ngoài lời khuyên trên, dưới đây Chudu xin được tổng hợp và cung cấp những thông tin hữu ích để bà bầu có chuyến du lịch an toàn mà vẫn thoải mái:

1. Nếu bạn đi máy bay

Phu nu mang thai co nen tham gia vao cac chuyen du lich 1

– Cho dù theo các bác sĩ, bà bầu có thể an toàn đi du lịch cho đến tuần thứ 36 nhưng nhiều hãng hàng không vẫn đòi hỏi bạn phải có giấy phép của bác sĩ (nếu bạn mang thai ở tháng thứ 8 hoặc 9) trước khi lên máy bay. Bạn nên lưu ý điều này để chuẩn bị đủ giấy tờ nói trên trước khi đặt vé nhé.

– Hầu hết các bác sĩ khoa sản đều khuyên rằng bà bầu không nên đi xa quá bán kính 160km nếu mang thai trên 28 tuần. Nguyên nhân là vì nếu ngồi trên máy bay quá lâu rất dễ dẫn đến hiện tượng sinh non, tăng huyết áp và những cục máu đông trong các tĩnh mạch ở chân.

– Ghế ngồi phải được trang bị dây an toàn tuyệt đối để không gây rủi ro cho mẹ và baby. Vì thế, bạn nhớ phải thắt dây an toàn dưới bụng và trên đầu bắp đùi để an toàn tuyệt đối.

– Khi bay, bạn nên lưu ý giành ra một chỗ để đi lại trên quanh cabin ít nhất 20-30 phút một lần. Nếu bạn có những chuyến bay dài, nên tập các động tác thể dục cho chân khoảng 15 phút/lần để tránh hiện tượng đông máu và giãn tĩnh mạch.

– Nên uống nhiều nước đặc biệt là nước trái cây, sữa trong suốt chuyến bay vì độ ẩm thấp trong cabin có thể làm bạn dễ mất nước.

– Nếu bạn đang có vấn đề gì với thai nhi hoặc có bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe, cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đặt vé. Bạn cũng nên có một y tá đi kèm trong chuyến bay nếu bạn có thể sắp xếp được.

2. Di chuyển bằng tàu hỏa

Giống như đi máy bay, tàu hỏa cũng có một số quy tắc cấm với thai phụ (thường là trên 32 tuần). Đối với thai phụ, bạn cũng nên kiểm tra chắc hòng tránh những trường hợp sai sót và bất tiện khác. Ngoài ra, với những chuyến đi dài, bà bầu cũng nên ăn nhẹ, uống nước và co duỗi chân tay…

3. Nếu bạn đi bằng xe hơi

Phu nu mang thai co nen tham gia vao cac chuyen du lich 2

– Phải đảm bảo rằng bạn đã thắt dây an toàn, ngay cả trong trường hợp bạn cảm thấy không mấy thoải mái với chiếc bụng bầu thì bạn vẫn phải làm điều này, vì chúng sẽ giảm độ rủi ro nếu bạn không may gặp bất kỳ tai nạn nào.

– Nhớ phải thắt dây an toàn đúng cách và không được để dây đè trên bụng bầu.

– Túi khí nên được vô hiệu hóa khi trên xe có bà bầu nhưng nếu không được, bạn nên ngồi cách xa nó khoảng 25cm.

– Nếu bạn phải lái xe, hãy chú ý không để tay lái sát với bụng bầu.

4. Du lịch nước ngoài trong thời kỳ mang thai

Luôn cập nhật thông tin về nơi bạn định đến và nếu đó là nơi đang có ổ dịch hoặc chứa bệnh truyền nhiễm, bạn cần hủy bỏ chuyến đi ngay. Đồng thời nên mang theo nước đóng chai để uống, nếu bạn lo ngại về nguồn nước ở nơi bạn định đến.

5. Quy tắc đi xa an toàn

Phu nu mang thai co nen tham gia vao cac chuyen du lich 3

– Bà bầu không nên xách, mang, vác hành lý quá nặng trong chuyến đi. Thay vào đó, nên nhờ người khác giúp nếu phải mang hành lý.

– Tốt nhất bà bầu chỉ nên chọn những chuyến đi có thời gian di chuyển tối đa không quá 6 tiếng đồng hồ. Điều này sẽ tránh được việc hình thành các cục huyết, tụ máu ở chân và khung xương chậu.

– Nên tìm hiểu trước khí hậu, điều kiện địa lý ở khu vực định đến. Nếu đó là vùng có khí hậu khắc nghiệt, thất thường, có dịch bệnh truyền nhiễm… tốt nhất bà bầu nên hủy cuộc hành trình.

– Nên tìm hiểu trước thông tin về các dịch vụ y tế, nhất là các trung tâm, phòng khám, bệnh viên sản khoa tại nơi nghỉ dưỡng.

– Tuyệt đối tránh các hoạt động leo núi, tắm nắng, lặn, bơi lội quá sức hay các hành vi nguy hiểm khác trong quá trình du lịch…

– Hãy mang theo đồ ăn như bánh quy, trứng luộc, hoa quả, các loại hạt, sữa, nước quả… cho chuyến đi của bạn. Mang theo ít kẹo ngọt để ngăn ngừa buồn nôn gây ra do lượng đường trong máu thấp.

– Đừng dựa hoặc đứng gần cửa ra của tàu, xe….

6. Thai phụ có bệnh lý gì thì không nên đi du lịch?

Phu nu mang thai co nen tham gia vao cac chuyen du lich 4

Một số chống chỉ định tương đối khi phụ nữ mang thai muốn đi du lịch gồm các yếu tố nguy cơ sản khoa như: tiền sử sảy thai, sinh non, hở cổ tử cung, nhiễm độc thai nghén. Đối với sản phụ trước đây có các bệnh như đái tháo đường, suy tim, thiếu máu nặng, huyết khối nghẽn mạch… cần phải hoãn chuyến du lịch.

Các địa danh du lịch có thể gây nguy cơ cao cho sản phụ và thai nhi như vùng núi cao, vùng cần tiêm chủng vaccin virut sống, vùng có dịch sốt rét… là những nơi không nên đến trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ.

Ngoài ra, bạn cũng phải lưu ý đến một số bệnh đặc biệt như sau:

– Bệnh sốt rét: Thai phụ mà bị sốt rét trong thai kỳ có nguy cơ tử vong cao. Bệnh sốt rét có thể xảy ra nặng với các biến chứng như sốt rét thể não, tán huyết ồ ạt và suy thận, thường xảy ra trong thai kỳ. Ảnh hưởng của sốt rét với bào thai gồm sảy thai tự nhiên, thai chết lưu, sinh non và nhiễm khuẩn bẩm sinh.

– Tiêu chảy: Trường hợp thai phụ bị tiêu chảy, do mất nước có thể làm lưu lượng máu đến rau thai không đủ, vì vậy thai phụ cần đặc biệt lưu ý ăn, uống đầy đủ để đảm bảo dinh dưỡng cho mình và cho thai nhi. Nên ăn chín, uống sôi, dùng nước uống đóng chai hoặc nước đun sôi để nguội, ăn thức ăn nấu kỹ và các sản phẩm sữa được khử khuẩn. Bạn cần tránh dùng các món rau sống, mắm tôm, tép sống, không ăn thịt bò tái và hải sản tái để phòng tránh bệnh tiêu chảy, viêm gan E vì chúng dễ gây biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.

– Điều trị tiêu chảy chủ yếu là bù nước và điện giải. Có thể dùng kết hợp kaolin-pectin và loperamid nếu cần thiết, kháng sinh quinolon bị chống chỉ định trong thai kỳ. Có thể dùng ampicillin, azithromycin hoặc cephalosporin thế hệ ba. Nếu bà mẹ đi du lịch cùng con nhỏ thì nên cho trẻ bú mẹ là chủ yếu, hạn chế cho trẻ ăn thức ăn bên ngoài. Một người mẹ đang điều trị tiêu chảy cũng không nên ngừng cho con bú mà nên tăng cường lượng dịch nhập vào cho người mẹ.

Nghỉ dưỡng, du lịch là điều rất tốt cho cả mẹ và bé, tuy nhiên với những lý do đã được đề cập trong bài viết: “Phụ nữ mang thai có nên tham gia vào các chuyến du lịch?” ít nhiều đã cho bạn thấy được hậu quả khôn lường mà chúng gây ra cho người thân yêu của mình, đúng không nào? Vậy thì hãy ghi nhớ, share rộng và áp dụng khi cần thiết bạn nhé.

Tin liên quan: