Thuộc hòn đảo phía Nam của Nhật Bản, Kyushu quyến rũ du khách bởi vẻ đẹp hiền hòa cùng nền văn hóa đặc sắc. Tuy nhiên không giống bất cứ nơi nào khác, nơi đây có những lễ hội độc đáo chỉ diễn ra duy nhất ở Kyushu.
Những ai đến Nhật Bản đều một lần đặt chân đến Kyoto và Tokyo, nhưng còn một nơi thơ mộng, yên ả và không kém phần thú vị nên khám phá, đó là đảo Kyushu – một trong bốn hòn đảo lớn tại Nhật Bản bao gồm các vùng như Nagasaki, Fukuoka, Kumamoto, Beppu…
Kyushu không chỉ là khu nghỉ dưỡng tuyệt vời mà còn là điểm đến lý tưởng với những ai muốn tìm hiểu về lịch sử xa xưa của nước Nhật, là cái nôi của nền văn minh Nhật Bản. Hiện Kyushu còn tồn tại cũng như lưu giữ khá nhiều nét văn hóa truyền thống qua các lễ hội mang đậm nét văn hóa, phong tục cổ xưa và được gìn giữ qua hàng trăm năm nay như:
1. Lễ hội Tenryo Hita Doll
Lễ hội diễn ra từ ngày 15/2 – 31/3, tại Tenryo, thành phố Hita, tỉnh Oita, báo hiệu mùa xuân đang về trên Kyushu.
Tại lễ hội Tenryo Hita Doll, bạn sẽ được ngắm nhìn những con búp bê dưới thời Edo, thời Meiji với vẻ đẹp truyền thống theo dòng lịch sử trưng bày ở 20 khu vực triển lãm. Trải qua hàng trăm năm các tác phẩm búp bê luôn được lưu giữ, bảo quản cẩn thận.
Lễ hội Búp bê tổ chức hằng năm với mục đích phát triển âm thanh của trẻ, nhắc nhở tình yêu mà bố mẹ dành cho con cái trong mỗi gia đình.
Khách du lịch Nhật Bản không chỉ được trải nghiệm văn hóa thời kỳ Edo mà còn có cơ hội tham gia nhiều chương trình, sự kiện xuyên suốt lễ hội.
2. Lễ hội Kyokusui Banquet
Thuộc tỉnh Fukuoka và diễn ra vào tháng 3 hằng năm, Lễ hội Kyokusui Banquet là lễ hội truyền thống tao nhã có từ ngàn xưa của Nhật Bản, còn gọi là lễ hội Khúc Thủy tổ chức dưới tán hoa mận, tái hiện lại hình ảnh thời Thiên hoàng Heian.
Trong lễ hội những nhà thơ sẽ mặc trang phục Era Heian rồi ngồi dọc con suối nhỏ tại khu vườn Kyokusui của đền Dazaifu Tenmangu linh thiêng uống rượu sake và sáng tác thơ trong không gian du dương của tiếng đàn hạc.
3. Lễ hội Tobata Gion Yamakasa
Lễ hội Tobata Gion Yamakasa thuộc tỉnh Fukuoka, Kyushu khởi nguồn từ năm 1802 sau trận đại dịch hạch, là một tài sản văn hoá quốc gia Nhật Bản, được tổ chức trong 3 ngày từ thứ 6 đến chủ nhật tuần thứ tư của tháng 7.
Điều đặc biệt của lễ hội Tobata Gion Yamakasa là nếu như ban ngày đoàn Yamagasa diễu hành thì đến đêm là những kim tự tháp cao 10m, nặng 1,5 tấn treo 309 đèn lồng, vừa di chuyển mọi người cùng hét “yoitosa, yoitosa” theo giai điệu của trống và cymbals.
4. Lễ hội Karatsu Kunchi
Lễ hội kéo dài trong 3 ngày từ 2/11 đến 4/11 tại tỉnh Saga, Kyushu, thu hút khoảng 500.000 tham gia rướu kiệu mỗi năm, mục đích của sự kiện nhằm tỏa lòng biết ơn đến vị thần Karatsu cho vụ mùa bội thu.
Được tổ chức lần đầu vào năm 1819, lễ hội Karatsu Kunchi đã tồn tài gần 200 năm, cô đọng cả âm nhạc, nghệ thuật truyền thống Nhật Bản.
Ngoài ra, những nét ẩm thực độc đáo trên đảo Kyushu – Nhật Bản cũng là động lực níu chân du khách. Đến đây, du khách đừng quên thưởng thức rượu Shochu chưng cất từ khoai lang và chỉ vùng này mới có. Đây là thứ đồ uống được nấu thủ công theo công nghệ vài trăm năm trước và chỉ đựng trong ấm sành men da lươn. Bên cạnh đó, còn có vô số đặc sản khá lạ miệng như cá Kininago ăn sống chấm với giấm, trứng cá tuyết trộn xốt ớt đỏ, lườn gà tươi dùng cùng thứ nước chấm đặc biệt của vùng từ thảo quả, hay bình dân hơn là món trứng sống trộn cơm.
Bạn cảm nhận thế nào với những lễ hội độc đáo chỉ diễn ra duy nhất ở Kyushu, Nhật Bản? Ngoài Kyushu thì Shikoku, Okinawa cũng có nền văn hóa khác với Tokyo, Osaka; tuy nhiên điều này chỉ được phát hiện khi bạn có tình yêu, niềm say mê dành cho chúng.
Nếu đến Nhật Bản hoặc bạn đang ở Nhật Bản vào thời điểm này, hãy tới và hòa mình vào lễ hội đầy màu sắc văn hóa của Kyushu nhé. Hãy tìm hiểu thủ tục xin visa du lịch Nhật Bản của Chudutravel để sở hữu tấm visa với giá ưu đãi lớn.