Những thủ tục cần biết khi xin visa thăm thân Nhật Bản

Để việc sang thăm người nhà, con em du học kết hợp du lịch thưởng ngoạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, Á Châu xin giới thiệu với quý khách một số thủ tục khi làm hồ sơ xin visa thăm thân Nhật Bản.

Visa tham than Nhat Ban 1

Đất nước mặt trời mọc vốn được biết không chỉ nổi tiếng với hoa Anh Đào, núi Phú Sĩ mà còn là cái nôi của một nền văn hóa đặc sắc. Đồng thời, do nằm trên vành đai Thái Bình Dương nên vùng đất nơi đây khá xanh tươi, màu mỡ, cộng với khí hậu 4 mùa rõ rệt đã làm cho Nhật Bản dễ dàng lọt vào Top 10 những đất nước đẹp nhất thế giới.

Thế nhưng, cũng chính vì địa thế này mà mỗi năm Nhật Bản phải hứng chịu nhiều thiên tai, lại rất khan hiếm tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản nhưng Nhật Bản luôn là một quốc gia đứng đầu thế giới về công nghệ, đứng thứ 2 thế giới về tổng sản phẩm nội địa và là đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc phòng. Điều gì đã khiến họ vững chắc, kiên cường đến thế và vì sao người thân chúng ta lại chọn chúng là nơi để sinh sống, làm việc? Hãy đến và trải nghiệm những nét thi vị từ nơi đây, tuy nhiên để đến được đất nước xin đẹp này bạn phải hoàn tất những thủ tục xin visa thăm thân Nhật Bản dưới đây.

Quy trình xin visa thăm thân Nhật Bản

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin visa du lịch Nhật Bản

Hộ chiếu còn thời hạn ít nhất 6 tháng.

Đơn xin visa phải ghi rõ ngày xin visa và phải có chữ ký giống với chữ ký trong hộ chiếu.

Ảnh chân dung 4.5 cm x 4.5 cm chụp trong 6 tháng trở lại.

Tài liệu chứng minh mối quan hệ giữa người mời và người xin visa.

Giấy tờ chứng minh tài chính: sao kê lương 3 tháng gần nhất, hợp đồng lao động, sổ tiết kiệm trên 100 triệu, sổ sở hữu nhà đất, oto… Nếu là chủ doanh nghiệp thì mang theo giấy phép kinh doanh, giấy tờ đóng thuế 3 tháng gần nhất.

* Lưu ý: Tất cả các giấy tờ này nếu không phải là song ngữ thì phải dịch thuật sang tiếng Anh hoặc Nhật, bản photo phải công chứng.

Giấy lý do mời:

+ Giấy này bắt buộc phải có, ngay cả trường hợp không cần giấy bảo lãnh. Phần ghi người mời phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, sau tên phải có dấu đóng.

+ Phải ghi rõ cụ thể tất cả các nơi viếng thăm tại Nhật Bản và nội dung các hoạt động, ví dụ không được ghi chung chung như “thăm người quen” mà phải ghi rõ quá trình quen biết đưa đến việc bảo lãnh, các hoạt động và các nơi viếng thăm.

Chương trình lưu trú:

+ Phải ghi rõ ngày giờ đến Nhật, ngày giờ về, số chuyến bay, sân bay và chương trình hoạt động phải rõ ràng, phải ghi rõ địa chỉ lưu trú (địa chỉ, số điện thoại).

+ Chương trình lưu trú phải ghi rõ từng ngày một.

+ Chương trình lưu trú phải được viết bởi người mời hoặc người bảo lãnh tại Nhật Bản.

Hồ sơ chứng minh mục đích nhập cảnh vào Nhật: (Các giấy tờ cần trả lại bản gốc xin vui lòng kèm bản copy).

Thư từ đã trao đổi, e-mail, fax, biên nhận tiền điện thoại quốc tế, hình chụp chung, photo hộ chiếu (tất cả các trang gồm trang chi tiết nhân thân, trang đóng dấu xuất nhập cảnh và dấu có liên quan đến việc cho phép lưu trú, đối với người nước ngoài lưu trú tại Nhật Bản phải có photo hai mặt Thẻ Cư trú v.v.

Các hồ sơ liên quan đến người bảo lãnh:

+ Giấy bảo lãnh và danh sách người xin visa (từ 2 người trở lên).

+ Giấy chứng nhận làm việc của người bảo lãnh (nếu là doanh nghiệp tư nhân thì giấy phép kinh doanh, hoặc tờ khai nộp thuế).

+ Giấy chứng minh thu nhập (một trong các loại giấy tờ sau):

1. Giấy nộp thuế (có ghi rõ thu nhập).

2. Tờ khai nộp thuế (phải có dấu đóng của cơ quan thuế Nhật Bản).

3. Giấy chứng nhận thu nhập (do cơ quan hành chính của Nhật Bản cấp).

* Lưu ý:

▪ Không chấp nhận bảng xác nhận thu nhập do công ty cấp.

▪ Nếu không xuất trình được các hồ sơ nói trên thì phải xuất trình bản photocopy sổ tiết kiệm ngân hàng có ghi rõ quá trình sử dụng tài khoản trong vòng 6 tháng gần nhất.

+ Giấy cư trú (bản ghi toàn bộ các hạng mục cả hộ gia đình, bản gốc được cấp trong vòng 3 tháng trở lại).

Đối với người nước ngoài lưu trú tại Nhật Bản ngoài Giấy cư trú phải có thêm photo hai mặt Thẻ Cư trú và photo hộ chiếu (tất cả các trang gồm trang chi tiết nhân thân, trang đóng dấu xuất nhập cảnh và dấu có liên quan đến việc cho phép lưu trú).

Trường hợp đương sự xin visa tự chi trả toàn bộ chuyến đi chứng minh được khả năng tài chính thì về nguyên tắc không cần giấy bảo lãnh và các giấy tờ chứng minh thu nhập của người bảo lãnh cũng như giấy cư trú. Trường hợp này cần xuất trình hồ sơ sau:

▪Giấy chứng nhận tài khoản ngân hàng người xin visa đứng tên.

▪Giấy chứng nhận thu nhập do cơ quan thẩm quyền cấp.

Bước 2: Nộp hồ sơ và đóng lệ phí

Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP HCM: Hộ khẩu từ Đắk Lắk, Phú Yên trở vào.

Địa chỉ: 261 Điện Biên Phủ, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Tel: +84-28-3933-3510

Fax: +84-28-3933-3520

Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội: Hộ khẩu từ Gia Lai, Bình Định trở ra.

Địa chỉ: 27 Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội

Tel: 84-24-3846-3000

Fax: 84-24-3846-3043

Chi phí và thời hạn của visa thăm thân Nhật Bản.

Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam chỉ thu lệ phí visa đối với trường hợp được cấp visa, còn các trường hợp không được cấp thì không thu lệ phí.

Visa hiệu lực 1 lần: 610.000 VNĐ

Visa hiệu lực nhiều lần: 1.220.000 VNĐ

Thời hạn visa: Visa thăm thân Nhật Bản sẽ có thời hạn 3 tháng kể từ ngày cấp. Bạn có thể lưu trú tối thiểu là 15 ngày và tối đa ở Nhật Bản trong vòng 90 ngày nếu gia hạn visa theo quy định.

Bước 3: Thời gian nộp và trả kết quả xin visa thăm thân Nhật Bản

Từ thứ 2 – thứ 6: 8h30 – 16h45.

* Lưu ý: Bạn cần chuẩn bị thời gian thư thả để đi nộp hồ sơ vì quá trình này sẽ kéo dài ít nhất khoảng 3 – 4 tiếng. Để tránh xếp hàng lâu thì nên đi trước giờ mở cửa lãnh sự khoảng 30 phút đến 1 tiếng và xem trước lịch nghỉ của lãnh sự . Thời gian cần thiết tối thiểu 5 ngày kể từ ngày nộp đơn (có nhiều trường hợp cần thời gian xem xét nhiều hơn 5 ngày).

Với sự tận tình của đội ngũ nhân viên cùng kinh nghiệm hơn 10 năm trong nghề, Á Châu tin rằng quá trình có được visa thăm thân Nhật Bản của bạn sẽ thuận lợi, dễ dàng nhất. Gọi ngay cho chúng tôi theo số 028.77777.888 để được hướng dẫn chi tiết hơn nhé.