Dịch vụ xin visa công tác Nhật Bản: uy tín và gọn lẹ

Cùng với sự hợp tác phát triển sâu rộng giữa Việt Nam và Nhật Bản, hoạt động trao đổi nhân sự giữa hai bên cũng vì thế diễn ra phổ biến hơn. Để thực hiện được điều đó, bạn cần có visa công tác Nhật Bản.

Với nền kinh tế đang trên đà phát triển, việc các công dân Việt Nam xin visa đến xứ sở hoa Anh Đào ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên để có được visa công tác Nhật Bản bạn cần phải có những kiến thức cơ bản về tấm vé này.

Visa cong tac Nhat Ban 1

Visa công tác Nhật Bản là loại visa cho phép người đi công tác thực hiện chuyến đi công tác ngắn ngày đến Nhật Bản trong thời gian ngắn tính từ ngày visa bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, các hoạt động chính trong chuyến công tác Nhật Bản sẽ bao gồm: tham dự hội nghị, đàm phán hợp đồng kinh doanh, ký kết hợp đồng thương mại hoặc chuyến đi tham quan, đánh giá, tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Nhật Bản.

Quy trình sở hữu tấm visa công tác Nhật Bản

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin visa công tác Nhật Bản

✓ Điều kiện để xin visa công tác Nhật Bản

Có mục đích rõ ràng: Sang tham gia các hoạt động thương mại hoặc tham dự hội nghị, hội thảo, đào tạo ngắn hạn. Đương đơn phải là người Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam (có giấy phép lao động và thẻ tạm trú).

✓ Đối tượng nào cần xin visa công tác Nhật Bản?

Nếu muốn nhập cảnh Nhật Bản cho các mục đích sau, bạn sẽ phải xin visa công tác Nhật Bản:

+ Hoạt động thương mại diễn ra trong khoảng thời gian ngắn: Chuẩn bị thiết lập văn phòng/chi nhánh, ký kết hợp đồng, đàm phán, khảo sát thị trường, kiểm tra/vận hành máy móc,…

+ Hội nghị – Hội thảo: Các hoạt động văn hóa – nghệ thuật, chương trình học thuật,…

+ Tham gia đào tạo ngắn hạn.

✓ Visa công tác Nhật Bản cần những giấy tờ gì?

Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ như dưới đây giúp việc xét duyệt visa công tác được nhanh chóng hơn:

Phía Nhật Bản:

– Giấy lý do mời của nơi tiếp nhận phía Nhật Bản (ghi mục đích và thời gian mời) (Không chấp nhận bản photo, fax hoặc pdf).

+ Đối với pháp nhân khi làm giấy lý do mời, người đứng tên bảo lãnh phải là người đại diện pháp nhân hoặc có tư cách đại diện cho pháp nhân. Trong giấy lý do mời, phần ghi người mời phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, sau tên phải có dấu đóng. Trường hợp là công ty hay tổ chức, thì phải có dấu đóng của công ty, tổ chức hoặc người có tư cách đại diện pháp nhân.

+ Người đại diện công ty, tổ chức bảo lãnh hoặc mời phải nằm trong ban quản trị của công ty, tổ chức và có tên trong danh sách hội đồng quản trị được đăng trên Sổ bộ đăng ký pháp nhân của công ty, tổ chức. Trường hợp là công ty có niêm yết trên thị trường chứng khoán Nhật Bản thì người đại diện bảo lãnh hoặc mời có thể ở cấp quản lý trưởng phòng, trưởng xưởng, trưởng bộ phận của công ty.

+ Phần dấu đóng trên giấy tờ bảo lãnh hoặc mời phải là dấu của người đại diện hoặc dấu của công ty, tổ chức. Không chấp nhận dấu cá nhân. Trường hợp công ty, tổ chức không có dấu đóng thì người đại diện có thể ký tên thay thế dấu đóng.

– Hợp đồng giao dịch giữa hai bên:

+ Các tài liệu công khai giới thiệu mối quan hệ của các công ty cùng tập đoàn (bản in trang web hoặc pamphlet).

+ Tài liệu chứng mình quan hệ thương mại giữa các công ty (hợp đồng mua bán, B/L v.v.).

+ Thư mời gửi người xin visa (dành cho trường hợp chưa có quan hệ thương mại).

– Lịch trình ở Nhật:

+ Phải ghi rõ ngày giờ đến Nhật, ngày giờ về, số chuyến bay, sân bay và chương trình hoạt động phải rõ ràng, phải ghi rõ địa chỉ lưu trú (địa chỉ, số điện thoại).

+ Chương trình lưu trú phải ghi rõ từng ngày một, tuy nhiên trường hợp các hoạt động liên tục giống nhau thì ở phần ngày tháng năm có thể ghi: từ ngày … tháng … năm ~ đến ngày .. tháng .. năm.

+ Chương trình lưu trú phải được viết do công ty, tổ chức tiếp nhận phía Nhật Bản.

+ Trường hợp đào tạo ngắn hạn, phải ghi rõ chi tiết chương trình đào tạo, nơi đào tạp, người chịu trách nhiệm hướng dẫn, có hay không đào tạo thực tập, có hay không tiền phí trợ cấp đào tạo từ phía công ty tiếp nhận cho người được đào tạo.

* Lưu ý quan trọng: Lưu trú với mục đích đào tạo ngắn hạn có những điều kiện nhất định, vui lòng tham khảo phần chú ý đối với trường hợp đào tạo ngắn hạn bên dưới.

– Giấy chứng nhận bảo lãnh:

+ Người đại diện công ty, tổ chức bảo lãnh hoặc mời phải nằm trong ban quản trị của công ty, tổ chức và có tên trong danh sách hội đồng quản trị được đăng trên Sổ bộ đăng ký pháp nhân của công ty, tổ chức. Trường hợp là công ty có niêm yết trên thị trường chứng khoán Nhật Bản thì người đại diện bảo lãnh hoặc mời có thể ở cấp quản lý trưởng phòng, trưởng xưởng, trưởng bộ phận của công ty.

+ Phần dấu đóng trên giấy tờ bảo lãnh hoặc mời phải là dấu của người đại diện hoặc dấu của công ty, tổ chức. Không chấp nhận dấu cá nhân. Trường hợp công ty, tổ chức không có dấu đóng thì người đại diện có thể ký tên thay thế dấu đóng.

+ Trường hợp nơi người xin visa đang làm việc cử đi công tác trả toàn bộ chi phí công tác hoặc người xin visa chứng minh được có khả năng trả toàn bộ chi phí công tác thì không cần giấy bảo lãnh.

– Bản sao đăng ký pháp nhân hoặc tài liệu giới thiệu khái quát về cơ quan đoàn thể.

Phía Việt Nam:

– Hộ chiếu.

– Hình 4.5 cm x 4.5 cm.

– Tài liệu chứng minh mối quan hệ hợp tác giữa hai công ty. Trường hợp đào tạo ngắn hạn cần phải có lịch trình, địa điểm và mục đích đào tạo.

– Chứng minh công việc:

+ Nếu là chủ doanh nghiệp: Giấy phép kinh doanh.

+ Nếu là nhân viên: Hợp đồng lao động hoặc thư đề cử công tác.

Bước 2: Nộp hồ sơ và đóng lệ phí

Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP HCM: Hộ khẩu từ Đắk Lắk, Phú Yên trở vào.

Địa chỉ: 261 Điện Biên Phủ, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Tel: +84-28-3933-3510

Fax: +84-28-3933-3520

Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội: Hộ khẩu từ Gia Lai, Bình Định trở ra.

Địa chỉ: 27 Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội

Tel: 84-24-3846-3000

Fax: 84-24-3846-3043

Chi phí và thời hạn của visa công tác Nhật Bản.

Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam chỉ thu lệ phí visa đối với trường hợp được cấp visa, còn các trường hợp không được cấp thì không thu lệ phí.

Visa hiệu lực 1 lần: 610.000 VNĐ

Visa hiệu lực nhiều lần: 1.220.000 VNĐ

Thời hạn visa: 90 ngày.

Số lần nhập cảnh: 1 lần.

Thời gian lưu trú: 15 ngày.

Được xem xét và cấp trong vòng 8 ngày (kể từ ngày nộp đủ hồ sơ cho ĐSQ/LSQ).

Bước 3: Thời gian nộp và trả kết quả xin visa công tác Nhật Bản

Thời gian diễn ra từ thứ 2 – thứ 6 vào lúc 8h30 – 16h45.

✓ Một số lưu ý khi xin visa công tác Nhật Bản:

– Nếu đương đơn được công ty Việt Nam thanh toán toàn bộ chi phí công tác thì không cần giấy bảo lãnh.

– Người đại diện cho công ty bảo lãnh/mời phải có tên trong danh sách hội đồng quản trị.

– Dấu mộc trên tờ giấy bảo lãnh/thư mời chỉ hợp lệ khi là dấu của người đại diện/công ty.

– Trường hợp thiếu hồ sơ sẽ không được xét visa.

– Đương đơn phải có mặt tại cơ quan lãnh sự Nhật Bản để phỏng vấn nếu có yêu cầu.

– Trường hợp bị từ chối cấp visa, sẽ không được nộp lại hồ sơ xin cấp visa cùng một mục đích trong vòng 6 tháng.

Để được tư vấn cụ thể về hồ sơ, thủ tục xin visa công tác Nhật Bản hãy liên hệ dịch vụ làm visa qua số hotline 028.77777.888. Á Châu sẽ hỗ trợ bạn hoàn thiện giấy tờ, hồ sơ, tư vấn trong việc trả lời phỏng vấn.