Dù xuất hiện dưới nhiều dạng, tính cách khác nhau, nhưng theo quan niệm của người Nhật – Tengu được tôn thờ như những vị thần. Để có dịp hiểu hơn nhân vật này, bạn có thể đến với Những điểm tham quan du lịch gắn liền với hình ảnh Thiên cẩu – Tengu, Nhật Bản.
Thuộc nhóm Tengu nhưng thiên cẩu có nhiều tên gọi khác nhau như: Hanata Katengu, Karasu Tengu; thường xuất hiện ở những ngọn núi cao và hẻo lánh. Chúng được miêu tả là một loài chim khổng lồ có khuôn mặt đỏ cùng một chiếc mũi dài tựa như hình dáng của dương vật nam giới (mũi càng dài thì Tengu đó càng mạnh), tuy nhiên rất hiếm khi các Daitengu xuất hiện trong hình dáng nguyên thủy giống loài chim của họ mà thường ở dưới dạng một người đàn ông to lớn bên dưới lớp áo choàng của một nhà sư khắc khổ cùng với đôi cánh mọc ra từ phía sau lưng. Trong đó, nếu một người sở hữu trí tuệ họ sẽ trở thành Daitengu nhưng những người dốt nát hơn sẽ trở thành Kotengu.
Đối với Nhật Bản, vào những năm đầu khi xuất hiện hình tượng của Daitengu được phân chia rõ ràng giữ Tengu xấu và Tengu tốt. Trong đó, những Tengu xấu bị cho là đã lạc lối sau khi có được quyền năng và sự sống kéo dài. Thế nhưng, vào thời điểm đó, khi nhắc đến Tengu, người ta vẫn cho rằng đó là hình ảnh gắn liền với những vị thần độc ác, sẵn sàng đe dọa cuộc sống của loài người nếu họ làm phật ý ngài.
Mãi cho đến thế kỷ 18, hình tượng Tengu của Kadia Toshiotoko đã xuất hiện như một người phục vụ trung thành cho các vị thần. Họ trở thành những Tengu bảo vệ cho núi – rừng và nếu con người có ý xâm hại đến sự linh thiêng của khu vực này thì người đó sẽ phải trả giá bằng cái chết.
Đến thế kỷ 19, bản chất hiếu chiến và thái độ nguy hiểm của Tengu được coi là đặc điểm đáng kính độc đáo của những linh hồn giống chim mạnh mẽ. Các kiến thức và kỹ năng của họ dần dần phổ biến trong nghệ thuật, thông qua bản in ukiyo-e, kịch noh và kabuki.
Ngày nay, Tengu được tôn thờ như những vị thần trong nhiều giáo phái của Nhật, đặc biệt là những nơi thờ thần núi, thần rừng. Và Tengu đã trở thành một trong các đối tượng nổi tiếng và được yêu thích nhất của dân gian Nhật Bản.
Vì các truyền thuyết về Tengu có ở các vùng của Nhật Bản nên có rất nhiều địa điểm du lịch gắn với Tengu. Sau đây Chudu xin được giới thiệu một số địa điểm du lịch dễ đi cho khách thăm quan Nhật Bản.
1. Núi Takao (Tokyo)
Đây là núi Takao san – một địa điểm leo núi được rất nhiều yêu thích chỉ mất 45 phút đi tàu tốc hành tuyến Keio từ Shinjuku. Ngọn núi này nổi tiếng với truyền thuyết về Tengu.
Nơi đây cũng bán loại bánh đặc sản nổi tiếng dùng tới hơn 10 loại ngũ cốc có tên “Tengu dango” và “bánh nướng Tengu” với vỏ ngoài giòn và nhân bên trong thì mềm dẻo thơm ngon.
2. Chùa Daiyuuzan Saijoji (Tỉnh Kanagawa)
Chùa Daiyuuszan Saijoji do một nhà sư có tên Ryoan mở ra vào năm 1934, sau khi nhà sư Ryoan viên tịch, đệ tử của ông là Michiryo được coi là đã biến hình thành tengu bảo vệ ngôi chùa.
Trong chùa, bạn có thể nhìn thấy các bức tượng Tengu rất thu hút. Ngoài ra, cửa hàng ngay trước cổng chùa có bày bán nhiều bánh kẹo và đồ ăn nhẹ có mang tên Tengu.
3. Kuramadera (Kyoto)
Kuramadera là một ngôi chùa chuyên dùng làm nơi học tập khi còn nhỏ của Minamoto Yoshitsunei – tướng thời kỳ Heian – để trở thành nhà sư. Có truyền thuyết cho rằng Ngài đã được Tengu Kurama sống ở núi Kurama dạy võ thuật cho và hiện nay tại chùa có bán bùa hộ mệnh gắn với Tengu.
Tại Nhật Bản, ở mỗi địa phương lại tồn tại một truyền thuyết xoay quanh Tengu. Nếu chỗ bạn tham quan mà có bức tượng giống như trong bài viết Những điểm tham quan du lịch gắn liền với hình ảnh Thiên cẩu – Tengu này giới thiệu thì chắc chắn nơi đó có một truyền thuyết về Tengu đấy.
Sau khi tham quan xong, bạn hãy thử tìm kiểm bóng dáng của Tengu xem sao nhé. Biết đâu một cuộc gặp gỡ thú vị với tengu đang chờ đợi bạn đấy.
Để thực hiện chuyến đi tìm kiếm bóng dáng và gặp gỡ thú vị với Tengu, hãy tìm hiểu thủ tục xin visa Du lịch Nhật Bản của ChuduTravel hoặc gọi qua các số: 0979.555.090 hoặc 0911.901.100 trong các khoảng thời gian: 8h – 17h (Thứ 2 – 6), 8h – 12h (Thứ 7) để nhận được sự tư vấn cần thiết cho những tấm visa giá rẻ nhất trên thị trường.