Làm thế nào để xin được visa công tác Nhật Bản? Cần chuẩn bị những gì?

Nhật Bản có nền tảng tốt trong ngành công nghiệp nặng và bí quyết kỹ thuật . Vì vậy cũng không quá ngạc nhiên khi hồ sơ xin visa công tác Nhật Bản tại Việt Nam tăng lên đáng kể.

Nhật Bản nổi tiếng với công nghiệp điện tử trên  toàn thế giới  và các sản phẩm điện tử của Nhật Bản chiếm một phần lớn trong thị trường thế giới, so với hầu hết các nước khác. Nhật Bản là một trong những quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, công nghệ, máy móc thiết bị, và nghiên cứu y tế với ngân sách lớn thứ ba thế giới về nghiên cứu và phát triển. Không những thế, Nhật Bản có số các nhà khoa học đoạt giải Nobel nhiều nhất trên toàn châu Á.

Cơ hội cho người Việt Nam sang : giao thương, đào tạo, hội thảo ngày mở rộng. Thế nhưng việc đầu tiên cấp thiết nhất chính là visa, hiểu những vấn đề quý khách đang gặp phải Á Châu sẽ hướng dẫn quý khách quy trình chuẩn bị giấy tờ để tránh tốn thời gian cũng như lệ phí không đáng.

Quy trình xin visa công tác Nhật Bản

Bước 1 : Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin visa công tác Nhật Bản

  • 1. Hộ chiếu (bản gốc, không chấp nhận bản photo).
  • 2. Đơn xin visa (Tải đơn | hướng dẫn điền đơn) và 1 Hình 4.5cm×4.5cm được chụp trong vòng 6 tháng trở lại.
  • 3. Giấy bảo lãnh và Danh sách người xin visa (từ 2 người trở lên) của nơi tiếp nhận phía Nhật Bản
    – Người đại diện công ty, tổ chức bảo lãnh hoặc mời phải nằm trong ban quản trị của công ty, tổ chức và có tên trong danh sách hội đồng quản trị được đăng trên Sổ bộ đăng ký pháp nhân của công ty, tổ chức. Trường hợp là công ty có niêm yết trên thị trường chứng khoán Nhật Bản thì người đại diện bảo lãnh hoặc mời có thể ở cấp quản lý trưởng phòng, trưởng xưởng, trưởng bộ phận của công ty.
    – Phần dấu đóng trên giấy tờ bảo lãnh hoặc mời phải là dấu của người đại diện hoặc dấu của công ty, tổ chức. Không chấp nhận dấu cá nhân. Trường hợp công ty, tổ chức không có dấu đóng thì người đại diện có thể ký tên thay thế dấu đóng.
    – Trường hợp nơi người xin visa đang làm việc cử đi công tác trả toàn bộ chi phí công tác hoặc người xin visa chứng minh được có khả năng trả toàn bộ chi phí công tác thì không cần giấy bảo lãnh.
  • 4. Giấy lý do mời của nơi tiếp nhận phía Nhật Bản (ghi mục đích và thời gian mời) (Không chấp nhận bản photo, fax hoặc pdf).
    – Đối với pháp nhân khi làm giấy lý do mời, người đứng tên bảo lãnh phải là người đại diện pháp nhân hoặc có tư cách đại diện cho pháp nhân. Trong giấy lý do mời, phần ghi người mời phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, sau tên phải có dấu đóng. Trường hợp là công ty hay tổ chức, thì phải có dấu đóng của công ty, tổ chức hoặc người có tư cách đại diện pháp nhân.
    – Người đại diện công ty, tổ chức bảo lãnh hoặc mời phải nằm trong ban quản trị của công ty, tổ chức và có tên trong danh sách hội đồng quản trị được đăng trên Sổ bộ đăng ký pháp nhân của công ty, tổ chức. Trường hợp là công ty có niêm yết trên thị trường chứng khoán Nhật Bản thì người đại diện bảo lãnh hoặc mời có thể ở cấp quản lý trưởng phòng, trưởng xưởng, trưởng bộ phận của công ty.
    – Phần dấu đóng trên giấy tờ bảo lãnh hoặc mời phải là dấu của người đại diện hoặc dấu của công ty, tổ chức. Không chấp nhận dấu cá nhân. Trường hợp công ty, tổ chức không có dấu đóng thì người đại diện có thể ký tên thay thế dấu đóng.
  • 5. Chương trình lưu trú
    – Phải ghi rõ ngày giờ đến Nhật, ngày giờ về, số chuyến bay, sân bay và chương trình hoạt động phải rõ ràng, phải ghi rõ địa chỉ lưu trú (địa chỉ, số điện thoại)
    Chương trình lưu trú phải ghi rõ từng ngày một, tuy nhiên trường hợp các hoạt động liên tục giống nhau thì ở phần ngày tháng năm có thể ghi: từ ngày … tháng … năm ~ đến ngày .. tháng .. năm.
    – Chương trình lưu trú phải được viết do công ty, tổ chức tiếp nhận phía Nhật Bản.
    – Trường hợp đào tạo ngắn hạn, phải ghi rõ chi tiết chương trình đào tạo, nơi đào tạp, người chịu trách nhiệm hướng dẫn, có hay không đào tạo thực tập, có hay không tiền phí trợ cấp đào tạo từ phía công ty tiếp nhận cho người được đào tạo.
    * Lưu ý quan trọng: Lưu trú với mục đích đào tạo ngắn hạn có những điều kiện nhất định, vui lòng tham khảo phần chú ý đối với trường hợp đào tạo ngắn hạn bên dưới.
  • 6. Một trong các hồ sơ sau của nơi tiếp nhận phía Nhật Bản (tài liệu giới thiệu khái quát về công ty).
    – Sổ bộ đăng ký pháp nhân (tokibo) (bản gốc).
    – Bản in trang web của công ty.
    – Pamphlet giới thiệu về công ty.
    – Photocopy trang của công ty trong sách báo cáo 4 quý các công ty niêm yết.

Trường hợp nộp hồ sơ mục (2) và (3) thì phải có tên của người đại diện công ty trên giấy bảo lãnh.
Trường hợp người mời là cá nhân (giáo sư các trường đại học) thì có thể thay thế các hồ sơ nói trên bằng giấy chứng nhận nghề nghiệp.

  • 7. Giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa công ty mời và công ty của người được mời.
    – Các tài liệu công khai giới thiệu mối quan hệ của các công ty cùng tập đoàn (bản in trang web hoặc pamphlet).
    – Tài liệu chứng mình quan hệ thương mại giữa các công ty (hợp đồng mua bán, B/L v.v.).
    – Thư mời gửi người xin visa (dành cho trường hợp chưa có quan hệ thương mại). Lưu ý, thư mời này không phải là Giấy lý do mời ở mục 5 nói trên.
  • 8. Giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư, giấy phép thành lập văn phòng đại diện v.v.
    – Hợp đồng lao động của người xin visa với nơi đang làm việc hoặc quyết định cử đi công tác, giấy phái cử (ghi rõ nội dung công việc tại Nhật, nơi viếng thăm và chương trình dự định và việc chi trả chi phí cho chuyến đi).

◊ Trường hợp người xin visa là người tự kinh doanh thì nộp giấy đăng ký kinh doanh (bản copy).

Bước 2 : Thời gian và địa điểm nơi nộp hồ sơ và lệ phí

Hiện tại, ở Việt Nam có 02 văn phòng tiếp nhận hồ sơ thị thực cho đương đơn Việt Nam là tại thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Theo như quy định thì Nhật Bản có phân ra làm 02 vùng riêng biệt để đương đơn có thể biết chính xác mình phải nộp hồ sơ tại đâu. Cụ thể như sau:

– Đối với người có hộ khẩu từ Đắk Lắk, Phú Yên trở vào Nam thì phải nộp hồ sơ tại tp.HCM theo:

  • Địa chỉ: Văn phòng Tổng lãnh sự quán Nhật bản, 261 Điện Biên Phủ, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
  • Phone: +84-8-3933-3510
  • Fax: +84-8-3933-3520

– Đối với người có hộ khẩu từ Gia Lai, Bình Định trở ra Bắc thì phải nộp hồ sơ tại thủ đô Hà Nội theo:

  • Địa chỉ: Văn phòng Đại sư quán Nhật Bản, 27 Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội
  • Phone: 84-4-3846-3000
  • Fax: 84-4-3846-3043

– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tất cả các ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu (trừ những ngày nghỉ lễ của Sứ Quán). Buổi sáng : từ 8h30 đến 11h30

Lệ phí xin visa Nhật Bản

– Visa hiệu lực 1 lần: 650.000 VNĐ

– Visa hiệu lực nhiều lần: 1,300.000 VNĐ

Bước 3 : Chờ nhận kết quả 

Thông thường, một hồ sơ xin visa Nhật Bản ngắn hạn có thời gian xét duyệt là 1 tuần (5 ngày làm việc). Nhưng có nhiều trường hợp đặc biệt thì thời gian này có thể tăng lên 10 – 15 ngày. Và nếu cần chứng thực, điều tra nhiều thứ hơn nữa hoặc cần bổ sung thêm hồ sơ. Bên phía Lãnh sự Nhật Bản có quyền gọi đương đơn lên để phỏng vấn trực tiếp.

Làm thế nào đỡ tốn thời gian, công sức lẫn chi phí?

Á Châu dịch vụ xin visa công tác Nhật Bản nhanh gọn, đảm bảo đậu 99% bên cạnh đó là những ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng khi liên hệ trực tiếp với Châu hoặc qua hotline 028.77777.888 – tư vấn hoàn toàn miễn phí. 

Cảm ơn quý khách đã quan tâm đến dịch vụ xin visa của Á Châu và xin chúc quý khách thành công trong việc xin visa.

CÔNG TY Á CHÂU VISA TRAVEL

Địa chỉ: 266/14 Hoàng Hoa Thám, phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM

Hotline: 028.77777.888